
Lực lượng quản lý thị trường - Sự thay đổi hiệu quả sau hơn hai năm tổ chức mô hình theo ngành dọc
14/01/2021
Lực lượng QLTT được thành lập từ năm 1957 với nhiệm vụ giúp Chính phủ xây dựng và tổ chức, chỉ đạo thực hiện các chủ trương, chính sách QLTT, chống đầu cơ, tích trữ hàng hóa. Từ năm 1995 đến nay, lực lượng QLTT được tổ chức và kiện toàn lại theo Nghị định số 10/CP ngày 23 tháng 01 năm 1995 của Chính phủ về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của QLTT, theo đó lực lượng QLTT thành một lực lượng chuyên trách, thực hiện chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.

Công tác đấu tranh, phòng, chống hàng giả, hàng lậu, hàng gian lận thương mại những tháng cuối năm, trước, trong và sau Tết Nguyên đán
13/01/2021
Theo số liệu thống kê, trong năm 2020, lực lượng QLTT đã phát hiện, xử lý hơn 83.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước hơn 241 tỷ đồng.

Một số kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương
08/01/2021
Qua các giai đoạn cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định lấy Chủ nghĩa Mác – Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng của Đảng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành mọi mặt trong đời sống chính trị, xã hội của đất nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đổi mới sâu sắc tư duy kinh tế, hoàn thiện và nâng tầm tư duy chính trị phù hợp với sự phát triển của thời đại, cải cách phương thức điều hành kinh tế và quản lý xã hội theo tinh thần nhà nước pháp quyền với mục tiêu đưa đất nước đi theo con đường phát triển sáng tạo và bền vững, lấy con người làm trung tâm, bảo vệ môi trường, đa dạng văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc, góp phần vào sự phát triển chung của nhân loại.

Xây dựng thương hiệu quốc gia góp phần nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế
04/01/2021
Trong nền kinh tế hiện đại và không ngừng phát triển, hàng hóa, thương hiệu quốc gia nào chiếm lĩnh thị trường quốc tế càng rộng lớn thì quốc gia đó càng hùng mạnh. Có thể nói, thương hiệu của sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp và thương hiệu quốc gia có mối quan hệ rất chặt chẽ và mang tính tác động qua lại, ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Vì khi một doanh nghiệp có sản phẩm với thương hiệu uy tín thì thương hiệu của doanh nghiệp đó cũng sẽ được nâng cao, và khi một quốc gia có nhiều doanh nghiệp với thương hiệu mạnh thì sẽ là nền tảng quan trọng để nâng tầm thương hiệu của một quốc gia và thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng không ngoại lệ. Ngược lại, khi thương hiệu quốc gia được nâng tầm trên thị trường quốc tế thì lại tạo ra một sự bảo chứng về uy tín và chất lượng cho các doanh nghiệp Việt Nam, tự tin vươn mình cùng với các doanh nghiệp ngoại quốc, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sau hai năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW
29/12/2020
Trong những năm qua, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm hơn và đạt được một số kết quả bước đầu, song vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng vẫn còn bị xâm phạm. Nếu tình trạng này, không sớm được khắc phục, không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, mà còn suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, chất lượng, hiệu quả của nền kinh tế và để lại hậu quả nặng nề cho xã hội, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.

Những tín hiệu tích cực của ngành bán hàng đa cấp – Góc nhìn từ cơ quan quản lý
23/12/2020
Kinh doanh đa cấp hay còn gọi là bán hàng đa cấp xuất phát từ cụm từ “Multi Level Marketing” trong tiếng Anh. Kinh doanh theo hình thức đa cấp được nhiều chuyên gia kinh tế, marketing và truyền thông đánh giá là phương pháp marketing thông minh, bởi nó giúp doanh nghiệp xây dựng được hệ thống đại lý gắn kết, bán hàng hiệu quả. Bán hàng đa cấp rất tiện lợi vì giúp người mua hàng có thể trực tiếp mua hàng mà không thông qua các cửa hàng bán lẻ hay đại lý trung gian, điều này giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp và cho cả người tiêu dùng. Thêm vào đó, người mua hàng có thể trở thành kênh phân phối trực tiếp và thu được lợi nhuận thông qua việc giới thiệu sản phẩm cho người thân, bạn bè của mình và mọi người xung quanh. Hình thức kinh doanh này còn có một ưu điểm là tiết kiệm được một khoản chi phí khổng lồ vào việc quảng cáo trên báo, trên tivi hay các địa điểm công cộng.

Hoàn thiện hành lang pháp lý quản lý bán hàng đa cấp hướng đến sự phát triển lành mạnh, ổn định
21/12/2020
Hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại Mỹ vào những năm 30 của thế kỷ XX. Tại Việt Nam, hoạt động này xuất hiện từ năm 1998, bắt đầu phát triển mạnh từ năm 2000. Trong quá trình phát triển tại Việt Nam, thị trường bán hàng đa cấp trải qua nhiều biến động, nhiều doanh nghiệp bán hàng đa cấp lợi dụng một số đặc điểm của mô hình kinh doanh theo phương thức đa cấp để trục lợi bất chính, lừa đảo người tham gia bán hàng đa cấp. Các văn bản pháp luật theo đó được điều chỉnh theo hướng ngày càng thắt chặt quản lý đối với loại hình kinh doanh này.

Bộ Công Thương quan tâm đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới
16/12/2020
Trong suốt quá trình cách mạng, Ðảng ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương của Ðảng về công tác phụ nữ và bình đẳng giới được thể hiện xuyên suốt trong Nghị quyết Ðại hội Ðảng, các nghị quyết và chỉ thị của Trung ương Ðảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách cụ thể nhằm tạo điều kiện để phụ nữ phát triển và thúc đẩy bình đẳng giới.

Thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ giúp ngành công nghiệp Việt Nam tham gia hiệu quả chuỗi cung ứng và giá trị toàn cầu
07/12/2020
Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) có ý nghĩa quan trọng đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giúp nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh, tạo giá trị gia tăng, góp phần tăng tỷ trọng đóng góp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong cơ cấu nền kinh tế.

Chính sách khuyến công góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp công nghiệp nông thôn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng
01/12/2020
Phát triển công nghiệp trên địa bàn nông thôn đã và đang được Đảng, Nhà nước và các địa phương hết sức quan tâm, là hướng đi đúng đắn, tích cực để đẩy mạnh công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại khu vực nông thôn và góp phần hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
27/11/2020
Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ, đảng viên là một khâu quan trọng trong công tác tư tưởng và công tác tổ chức, cán bộ của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Để làm cho tất cả cán bộ, đảng viên xứng đáng là những chiến sĩ cách mạng, Đảng ta phải ra sức tăng cường giáo dục toàn Đảng về lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, về đường lối, chính sách của Đảng, về nhiệm vụ và đạo đức của người đảng viên”.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch
24/11/2020
Sáng ngày 24/11/2020, Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tập huấn công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch cho gần 200 cán bộ, đảng viên thuộc Bộ Công Thương. Đồng chí Trần Tuấn Anh, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương dự và chỉ đạo Hội nghị. Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương đã mời đồng chí Vũ Trọng Hà, Vụ trưởng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo 35 Trung ương là báo cáo viên của Hội nghị.