DetailController

“Đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả là nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài”

Nhận định trên được Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương đưa ra tại “Diễn đàn thực trạng hàng giả, hàng nhái tại Việt Nam: Thách thức và giải pháp” tổ chức sáng 26/11 tại Hà Nội.

Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương nhấn mạnh, công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền SHTT là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn và lâu dài trong việc bảo vệ quyền lợi của DN và người tiêu dùng, thu hút đầu tư, khuyến khích sáng tạo, lành mạnh hóa thị trường, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước.

Trong thời gian qua, thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ và Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng chức năng đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đồng thời có nhiều biện pháp quản lý, ngăn chặn, hạn chế tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển hàng lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền SHTT.

Trong năm qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra 141.000 vụ, xử lý trên 82.000 vụ, thu nộp ngân sách 430 tỷ đồng. Riêng hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 10 tháng năm 2019, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý trên 6.500 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách trên 19 tỷ đồng. Trong đó, điển hình như vụ quần áo, túi xách, đồng hồ giả mạo nhãn hiệu tại TP.HCM (khu vực chợ Bến Thành, Trung tâm Thương mại Sài Gòn Square), TP. Hà Nội (khu vực chợ Ninh Hiệp-Gia Lâm, khu vực huyện Phú Xuyên), TP. Hải Phòng (kho hàng hóa tại quận Hải An); Vụ sản xuất hàng giả mạo nhãn hiệu The North Face trên địa bàn tỉnh Hưng Yên; Kiểm tra đồng hồ giả mạo các nhãn hiệu của Thụy Sỹ tại Đà Nẵng, Khánh Hòa; vụ việc điện thoại di động giả mạo nhãn hiệu nổi tiếng tại TP. Hà Nội…

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương phát biểu tại Diễn đàn

Việc tổ chức mô hình theo ngành dọc từ Trung ương đến địa phương, trực thuộc Bộ Công Thương đã đem lại nhiều hiệu quả, nhận được đánh giá cao từ các đơn vị sản xuất, kinh doanh, đại diện các chủ thể quyền sở hữu trí tuệ và người tiêu dùng, nhiều vụ việc có quy mô lớn, có tính chất nghiêm trọng đã được lực lượng QLTT chuyển cơ quan công an thụ lý điều tra.

Tuy nhiên, đánh giá một cách toàn diện, Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương cho rằng trên thị trường hiện nay vẫn còn tồn tại hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau khiến những kết quả đạt được chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu đề ra. Các cơ quan thực thi cũng như DN và người dân vẫn phải đối mặt với những thách thức từ vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT, hàng kém chất lượng. Đặc biệt, đối với các mặt hàng liên quan đến an toàn thực phẩm, sức khỏe, môi trường sinh thái.

Phương thức tinh vi, thủ đoạn phức tạp

Bên cạnh những kết quả đạt được sau 01 năm thành lập, theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, trong quá trình hoạt động lực lượng QLTT vẫn gặp nhiều khó khăn do phương thức, thủ đoạn của các đối tượng ngày càng tinh vi và phức tạp “Từ những tổ chức, đường dây chuyên nghiệp đến hộ kinh doanh nhỏ lẻ, người bán hàng rong đều có thể sử dụng nhiều chiêu thức khác nhau để lừa dối người tiêu dùng” ông Đạt nói.

Lấy ví dụ về vấn đề này, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ minh chứng “người bán hàng rong hoa quả, khoai tây, hành tỏi… có xuất xứ Trung Quốc, khi người tiêu dùng hỏi xuất xứ thì họ sẵn sàng nói là hàng của Việt Nam để người tiêu dùng mua hàng của mình”.

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT Nguyễn Tiến Đạt tham luận tại Diễn đàn

Bên cạnh đó, ông Đạt cũng cho rằng, hiện nay công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về giả mạo xuất xứ gặp nhiều khó khăn, trong đó có việc truy xuất nguồn gốc hàng hóa. Nếu cơ quan thực thi không có bằng chứng rõ ràng, không bắt quả tang hoặc giám định chất lượng thì việc phát hiện vi phạm là rất khó.

Ngoài ra, xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu của người dân qua môi trường mạng internet ngày càng cao, việc chủ động phát hiện vi phạm trên mạng gặp nhiều khó khăn, hạn chế do các đối tượng vi phạm thường giới thiệu trên website là hàng chính hãng, nhưng khi giao hàng thì là hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng. “Nhận thức, thị hiếu của người tiêu dùng về các nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng vẫn còn cao, muốn sở hữu hàng hóa với giá rẻ, cùng với đó là khả năng nhận biết và thông tin để nhận biết hàng thật, hàng giả còn nhiều hạn chế” ông Đạt chia sẻ.

Còn chồng chéo, mâu thuẫn trong văn bản hướng dẫn và xử lý vi phạm SHTT

Theo Thượng tá Đỗ Đức Tạo, Phó trưởng phòng 11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an một trong những khó khăn, vướng mắc khi xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT bằng biện pháp hình sự đó là liên quan đến nhiều Bộ, ngành. Chính vì vậy, cần có nhiều văn vản hướng dẫn thi hành, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trong việc xây dựng văn bản để đảm bảo tính thống nhất.

“Trên thực tế, mối quan hệ phối hợp trong soạn thảo, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật chưa thực sự chặt chẽ, dẫn tới nội dung quy định trong một số văn bản còn mâu thuẫn, chồng chéo gây khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ việc” ông Đỗ Đức Tạo thừa nhận.

Thượng tá Đỗ Đức Tạo, Phó trưởng phòng 11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an

Thượng tá Đỗ Đức Tạo cũng chia sẻ thêm, về công tác giám định, hiện chỉ có Viện Khoa học SHTT là cơ quan giám định cao nhất, duy nhất về SHTT, nhưng để xử lý hình sự thì Cơ quan điều tra không thể dùng kết quả giám định của Viện Khoa học SHTT làm chứng cứ mà phải trưng cầu Cơ quan giám định tư pháp là Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an.

Các sàn TMĐT lớn đã đưa các từ khóa "bản đồ", "quả địa cầu", "đường lưỡi bò", "địa lý" vào danh sách cấm

Theo ông Nguyễn Hữu Tuấn, Trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương), lợi dụng các tiện ích của mạng xã hội, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ tràn lan trên các sàn thương mại điện tử, thời gian qua, nhiều đối tượng xấu đã cài đặt, in ấn bản đồ có đường lưỡi bò phi pháp của Trung Quốc, vi phạm chủ quyền Việt Nam trên nhiều hàng hóa, thiết bị điện tử, quả địa cầu,... Nhiều sàn thương mại không kiểm soát chặt chẽ khiến hàng vi phạm chủ quyền vẫn được bày bán công khai.

Đơn cử, giữa tháng 9.2019, nhiều người dùng phản ánh việc sàn thương mại điện tử Lazada và Sendo, Tiki có bán địa cầu in hình “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc. Ngay sau đó, các sàn thương mại điện tử này tuyên bố đã gỡ bỏ các sản phẩm bị người dùng phản ánh.

Theo Trưởng phòng quản lý hoạt động thương mại điện tử, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công thương đã liên hệ, yêu cầu tất cả các sàn thương mại điện tử gỡ bỏ hết các sản phẩm có in hình “đường lưỡi bò” phi pháp. Đến nay, tất cả đều nghiêm túc thực hiện. Các sàn thương mại điện tử lớn như Chotot, Sendo, Lazada, Tiki... đã đưa các từ khóa như "bản đồ", "quả địa cầu", "đường lưỡi bò", "địa lý"... vào danh sách cấm bán để ngăn chặn luôn từ đầu.

“Việc kiểm soát hàng hóa vi phạm chủ quyền trên các trang thương mại điện tử gặp nhiều khó khăn khi người bán thường đăng hàng hóa lên thường chỉ có vỏ hộp, chỉ khi người mua mua về bóc ra mới phát hiện hàng vi phạm. Do đó, việc ngăn chặn ngay từ đầu bằng các từ khóa như trên cũng đang phát huy hiệu quả”, ông Tuấn nói thêm.

Giải pháp ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, xâm phạm SHTT

Theo ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, để phòng ngừa, ngăn chặn hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam hiệu quả hơn trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ đổi mới phương pháp thu thập thông tin, thống kê, phân loại các chủng loại mặt hàng kinh doanh trên địa bàn, từ đó rà soát, sàng lọc các đối tượng, mặt hàng, các nhãn hiệu có nguy cơ bị làm giả, xâm phạm SHTT để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ giám sát, ngănchặn phù hợp.

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với cơ quan truyền thông, hiệp hội, DN và các cơ quan chức năng liên quan triển khai sâu rộng các hoạt động tuyên truyền, phổ biến để người dân, DN nắm vững hơn các quy định của pháp luật, nắm được các thông tin về phân biệt hàng giả, xuất xứ hàng hóa, từ đó nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật, phòng tránh hàng giả.

Rà soát, tham mưu, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ cấu tổ chức… để đảm bảo công tác chỉ đạo, điều phối, phối hợp thực thi đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại hiệu quả hơn trong tình hình mới.

Để nâng cao hiệu quả, đại diện Tổng cục QLTT cũng đề nghị các DN, hiệp hội ngành hàng nâng cao trách nhiệm trong việc quản lý hệ thống phân phối, đại lý hàng hóa chủ động phát hiện, ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các DN cần thể hiện tốt vai trò đồng hành với cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông  tin, phối hợp điều tra, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm.

Đi cùng với đó, cần tăng cường các biện pháp tuyên tuyền để người dân chủ động phòng tránh hàng giả, hàng nhái. DN cần theo dõi, giám sát hệ thống phân phối hàng hóa của mình, chủ động tố giác vi phạm, đặc biệt đối với những sản phẩm, hàng hóa liên quan đến chất lượng, an toàn, sức khỏe, lĩnh vực SHTT.

Toàn cảnh Diễn đàn

Còn theo ông Đỗ Đức Tạo, Phó trưởng phòng 11, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an, để ….. cần phối hợp với các cơ quan liên quan đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao banhành Nghị quyết hướng dẫ áp dụng pháp luật trong điều tra, truy tố, xét xử các điều khoản liên quan đến quyền SHTT theo hướng cơ quan điều tra được ra quyết định khởi tố vụ án khi không có yêu cầu của bị hại.

Thượng tá Đỗ Đức Tạo cũng đề nghị các đơn vị liên quan chấn chỉnh, kiểm soát chặt chẽ việc cấp phép cho các Hiệp hội, đơn vị xin tổ chức các cuộc thi bình chọn chất lượng sản phẩm hàng hóa để cấp các giấy chứng nhận, giải thưởng, danh hiệu. Bổ sung các biện pháp nhằm ngăn chặn việc quảng cáo vi phạm trên mạng xã hội. Đồng thời,đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về sự nguy hại của hàng giả, kém chất lượng, xâm phạm SHTT để nhân dân biết, chủ động phòng tránh.

Quyên Lưu

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc