DetailController

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng trong nước

Sáng ngày 22/4/2025, tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương tổ chức hội nghị về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Hội nghị có sự tham gia, phối hợp của các bộ, ngành như: Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố cùng một số doanh nghiệp lớn trên địa bàn các tỉnh, thành; các hiệp hội ngành hàng lớn; các doanh nghiệp phân phối, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng lớn; các tổ chức tín dụng.

Đồng chí Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước - Bộ Công Thương phát biểu khai mạc

Phát biểu tại Hội nghị, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước Trần Hữu Linh - nhấn mạnh vai trò then chốt của thị trường nội địa trong việc duy trì đà tăng trưởng. Thị trường trong nước không chỉ là nơi tiêu thụ sản phẩm mà còn là “phao cứu sinh” cho doanh nghiệp trong bối cảnh xuất khẩu gặp nhiều thách thức.

Báo cáo về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng, Phó Cục trưởng Phan Văn Chinh - cho biết, thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua tiếp tục xu hướng phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế cả nước.

Phó Cục trưởng Phan Văn Chinhbáo cáo về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng.
Phó Cục trưởng Phan Văn Chinh, báo cáo về các giải pháp đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước và kích cầu tiêu dùng.

Việc phát triển thị trường trong nước có những thuận lợi như: GDP quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ, sẽ hỗ trợ cho thu nhập và nhu cầu tiêu dùng trong năm 2025. Đầu tư công được đẩy mạnh giúp tăng thu nhập của người lao động trong các ngành xây dựng, hạ tầng, qua đó thúc đẩy tiêu dùng.

Cùng với đó, Chính phủ tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ như giảm thuế VAT, hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp bán lẻ. Lương tối thiểu tăng, thu nhập khả dụng của người dân được cải thiện, giúp chi tiêu nội địa tăng.

Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng quen với mua sắm trực tuyến, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận khách hàng hơn thông qua các nền tảng số. Nhiều trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi được mở rộng, giúp hàng hóa nội địa dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng hơn.

Bên cạnh những thuận lợi, thị trường trong nước cũng gặp một số khó khăn, thách thức như kinh tế toàn cầu có dấu hiệu suy giảm. Sự thay đổi hành vi mua sắm từ offline sang online của người tiêu dùng. Cùng với đó, nhiều doanh nghiệp nội địa vẫn chưa kịp chuyển đổi để đáp ứng xu hướng mới, còn các doanh nghiệp nhỏ, kinh doanh sản phẩm từ các địa phương vẫn gặp khó khăn khi đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại do chi phí trưng bày cao và thủ tục phức tạp.

Thương mại điện tử xuyên biên giới phát triển mạnh, người tiêu dùng dễ dàng mua hàng trực tiếp từ nước ngoài, ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa tại thị trường trong nước. Ngoài ra, các yếu tố từ thị trường lao động, thu nhập chưa ổn định dẫn đến thắt chặt chi tiêu của người dân và chính sách thuế quan mới cũng làm ảnh hưởng một phần đến sức mua của người tiêu dùng.

Cũng tại báo cáo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cũng đã nêu những đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm phát triển thị trường trong nước năm 2025 và các năm tiếp theo. Trong đó nhấn mạnh các vai trò, kiến nghị đối với Bộ Công Thương; Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đối với các bộ, ngành, hiệp hội liên quan.

Phát triển thị trường nội địa mang ý nghĩa sống còn

Cũng tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung vào thảo luận các nội dung như: Đánh giá thực trạng thị trường hàng hóa, sức mua, nhu cầu tiêu dùng trong nước từ đầu năm đến nay; phân tích những khó khăn, rào cản đang ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ hàng hóa của người dân và doanh nghiệp. Đồng thời, thảo luận và đề xuất các giải pháp đồng bộ, hiệu quả và kịp thời để thúc đẩy tiêu dùng trong nước, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2025 và tạo nền tảng cho các năm tiếp theo.

Đại diện Bộ Tài Chính nêu ý kiến tham luận tại hội nghị.
Đại diện Bộ Tài Chính nêu ý kiến tham luận tại hội nghị.

Về thực trạng thị trường tiêu dùng trong nước, ông Nguyễn Xuân Minh - Bộ Tài chính cho biết, tâm lý tiêu dùng hiện vẫn còn thận trọng, sức mua dù đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa đạt mức tăng trưởng rõ rệt. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu tiếp tục có xu hướng tăng, tạo thêm áp lực lên chi tiêu của các hộ gia đình có thu nhập thấp. Nguy cơ lạm phát vẫn tiềm ẩn, trong khi tăng trưởng kinh tế thực tế chưa tạo được cú hích đủ mạnh để kích thích tiêu dùng.

Nhiều doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với khó khăn trong hoạt động sản xuất - kinh doanh. Hạ tầng thương mại phát triển chưa đồng bộ, còn nhiều điểm nghẽn, trong khi thủ tục hành chính còn phức tạp, thiếu nhất quán và tạo ra không ít rào cản cho doanh nghiệp cũng như người dân.

Trước tình hình này, nhiều giải pháp đã được đề xuất. Trong đó, việc tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, giảm thuế nhập khẩu để bình ổn giá, hỗ trợ doanh nghiệp gia hạn nộp thuế và giảm tiền thuê đất là những biện pháp cấp thiết. Đồng thời, cần điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh cho thuế thu nhập cá nhân, giúp tăng thu nhập khả dụng và thúc đẩy tiêu dùng.

Về lâu dài, động lực tăng trưởng phải đến từ sự phối hợp chặt chẽ giữa đầu tư công, cải cách thể chế và phát triển thị trường trong nước. Đặc biệt, cải cách hành chính - nhất là trong lĩnh vực thuế - cần được đẩy mạnh nhằm tạo môi trường kinh doanh minh bạch, hiệu quả và thúc đẩy tiêu dùng bền vững.


 

Tại Hội nghị, đại diện một số Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ cũng đã có những báo cáo chi tiết về tình hình thị trường, các kế hoạch triển khai chương trình kích cầu tiêu dùng, xúc tiến thương mại tại địa phương. Trong đó, nêu bật những thuận lợi, vướng mắc trong việc triển khai Chỉ thị 08/CT-BCT ngày 4/4/2025 của Bộ Công Thương.

Cùng với đó, đại diện một số đơn vị như Hiệp hội Các nhà bán lẻ, Hiệp hội Thương mại điện tử cùng đại diện các doanh nghiệp là nhà phân phối, doanh nghiệp sản xuất đã có những trao đổi về thực trạng tiêu thụ hàng hóa, phát triển các hệ thống phân phối, định hướng chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa cũng như đề xuất các giải pháp kiến nghị.

Ngoài ra, hội thảo cũng đã có những ý kiến chia sẻ thẳng thắn và đề xuất các giải pháp liên quan đến kết nối cung cầu, mở rộng thị trường, tăng cường xúc tiến thương mại nội địa, ứng dụng trong phân phối và các chương trình khuyến mại tập trung.

Cục trưởng Trần Hữu Linh cho rằng, những chính sách, chủ trương gần đây của Đảng và Chính phủ có sự dịch chuyển, qua đó, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của thị trường nội địa, kinh tế tư nhân.

Sau khi lắng nghe các ý kiến tại hội thảo, Cục trưởng Trần Hữu Linh - đánh giá cao các tham luận, góp ý của các đơn vị đến từ cơ quan quản lý nhà nước, Sở Công Thương các tỉnh, thành; các hiệp hội, ngành hàng và các doanh nghiệp bán lẻ, sản xuất đồng thời nhấn mạnh, để phát triển thị trường nội địa và kích cầu tiêu dùng không chỉ là nhiệm vụ của riêng bộ phận nào, các chủ thể từ doanh nghiệp, người tiêu dùng, chính sách, đơn vị báo chí truyền thông có vai trò rất quan trọng.

Đồng chí Cục trưởng cho rằng, những chính sách, chủ trương gần đây của Đảng và Chính phủ có sự dịch chuyển, qua đó, nâng cao vai trò, tầm quan trọng của thị trường nội địa, kinh tế tư nhân.

“Tổng Bí thư Tô Lâm đã định hướng, phát triển thị trường nội địa làm sao cho doanh nghiệp nội lực của chúng ta phải bền vững thì mới có thể tạo ra giá trị. Hiện nay, kinh tế nước ta có độ mở rất cao, chỉ cần biến cố hay tác động từ toàn cầu sẽ làm ảnh hưởng đến nội lực của đất nước. Vì thế, về mặt chiến lược dài hạn, việc phát triển thị trường nội địa sẽ mang ý nghĩa sống còn, rất quan trọng”, Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh.

Cũng theo Cục trưởng, các ý kiến đóng góp sẽ được Bộ Công Thương tiếp thu, tổng hợp và làm Đề án báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ để kiến nghị phù hợp, kịp thời tháo gỡ nhằm thúc đẩy thị trường trong nước phát triển ổn định, bền vững.

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc