DetailController

Khâu Nhục Tiên Yên - đặc sản đình đám của miền núi Đông Bắc

Ẩm thực miền núi Đông Bắc Việt Nam vốn nổi tiếng với sự phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc, và trong số đó, khâu nhục Tiên Yên (Quảng Ninh) là một cái tên luôn khiến du khách phải tò mò và lưu luyến khi dừng chân tại mảnh đất này. Đây không chỉ là món ăn đặc trưng của người Sán Dìu mà còn là biểu tượng văn hóa ẩm thực độc đáo, kết tinh tinh hoa vùng cao.

Khâu nhục là món thịt ba chỉ được chế biến công phu, giữ nguyên miếng nhưng chín mềm rục, thấm đẫm gia vị. Nhìn thì có vẻ nhiều mỡ, nhưng khi ăn lại ngậy béo, mềm mượt mà không hề ngán. Cảm giác từng thớ thịt tan ra trong miệng khi ăn cùng xôi trắng hoặc cơm nóng, mang đến một trải nghiệm ẩm thực đầy hấp dẫn và khó quên.

Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc, theo chân cộng đồng người Sán Dìu du nhập vào vùng núi phía Bắc nước ta, đặc biệt là ở Tiên Yên. Tên gọi "khâu nhục" bắt nguồn từ tiếng Hán, trong đó “khâu” có nghĩa là mềm, “nhục” nghĩa là thịt – thể hiện cách chế biến thịt đến mức mềm rục, tan chảy. Không chỉ là món ăn thường ngày, khâu nhục còn là món không thể thiếu trong mâm cỗ lễ, Tết, cưới hỏi của người dân nơi đây, thể hiện sự trân trọng và hiếu khách trong văn hóa truyền thống.

Để tạo nên hương vị đặc trưng, người làm khâu nhục phải chọn loại thịt ba chỉ chất lượng cao, với tỷ lệ nạc – mỡ cân đối, thường là từ lợn đen hoặc lợn nuôi sạch. Gia vị đi kèm cũng vô cùng phong phú và độc đáo, bao gồm hành, tỏi, hoa hồi, thảo quả, húng lìu, đậu phụ chín (hay còn gọi là phùi nhủi), chanh muối, nước mắm, xì dầu, mật ong, thàu xôi… Tất cả kết hợp lại tạo nên một mùi thơm dậy vị, đậm đà, quyến rũ.


 

Quy trình chế biến khâu nhục khá cầu kỳ. Thịt được luộc sơ để săn lại, sau đó châm kỹ phần da bằng que tre để loại bỏ mỡ thừa, giúp khi chiên da sẽ giòn mà không bị dai. Tiếp theo, người ta phết một lớp mật ong lên phần bì rồi chiên vàng ruộm. Sau khi chiên, thịt được ngâm trong nước ấm để lớp da mềm lại, rồi đem ướp kỹ với các loại gia vị truyền thống. Cuối cùng, các miếng thịt được xếp gọn trong bát, hấp cách thủy trong khoảng 3–5 tiếng đồng hồ để thấm sâu gia vị và đạt đến độ mềm tan lý tưởng. Khi bày ra đĩa, bát khâu nhục được úp ngược, phần bì vàng óng hiện ra như một quả đồi nhỏ bắt mắt, mang đậm dấu ấn thẩm mỹ của ẩm thực vùng cao.

Năm 2017, khâu nhục Tiên Yên được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, có nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chứng nhận chỉ dẫn địa lý Quảng Ninh. Đây là một trong những sản phẩm chủ lực, được xây dựng thương hiệu bài bản, góp phần nâng tầm giá trị nông sản – ẩm thực của địa phương.

Hiện nay, khâu nhục Tiên Yên không chỉ có mặt tại các hội chợ OCOP trong nước mà còn được mang ra nước ngoài. Nhiều cơ sở như nhà hàng Diệp Mùi, HTX Phú Gia… sản xuất từ vài chục đến hàng trăm kg mỗi ngày, phục vụ nhu cầu thực khách trong và ngoài nước. Với hương vị đặc trưng và quy trình chế biến truyền thống, món ăn này dần trở thành “đại sứ ẩm thực” của Quảng Ninh, gắn liền với hình ảnh con người và vùng đất Tiên Yên hiền hòa, mến khách.

Trong tương lai, khâu nhục Tiên Yên tiếp tục được định hướng phát triển theo hướng sản xuất sạch – chế biến hiện đại – tiêu thụ bền vững. Các cơ sở sản xuất đang đẩy mạnh xây dựng sản phẩm chất lượng từ khâu chế biến đạt chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm,đóng gói, tem mác, các giải pháp truy xuất, đồng thời đẩy mạnh chuyển đổi số trong khâu tiếp thị, bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội để gia tăng giá trị, đáp ứng tiêu chuẩn và nhu cầu thị trường.

Huyện Tiên Yên đã tích cực quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, chú trọng đưa khâu nhục vào các tour du lịch trải nghiệm văn hóa – ẩm thực tại Tiên Yên, kết nối với các điểm đến nổi bật như chợ phiên Hà Lâu, các lễ hội liên hoan ẩm thực. Mục tiêu là biến khâu nhục trở thành sản phẩm “phải thử – phải mua” đối với du khách trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, tỉnh Quảng Ninh cũng đẩy mạnh các giải pháp thiết thực hỗ trợ, thúc đẩy các đơn vị, cơ sở OCOP bằng cách mở các lớp trang bị kiến thức về tiêu chuẩn cơ sở, xúc tiến thương mại, kết hợp đào tạo nghề cho lao động địa phương và bảo tồn văn hóa ẩm thực truyền thống. Đây là hướng đi bền vững, giúp khâu nhục không chỉ giữ được hương vị nguyên bản mà còn mở rộng thị trường, nâng cao giá trị kinh tế và góp phần quảng bá sản phẩm Quảng Ninh ra thế giới.

Như Quỳnh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc