DetailController

Một số quy định của pháp luật có liên quan đến hoạt động kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như: cát, sỏi, đất…

Từ đầu năm 2021 đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra và xử lý 08 vụ mua bán, tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách nhà nước trên 65 triệu đồng, tạm giữ và tịch thu trên 1.700m3 cát các loại

Thời gian qua, hoạt động khai thác, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh còn diễn biến phức tạp; nhất là tại các địa bàn giáp ranh giữa các xã trong huyện, giữa các huyện trong tỉnh và các địa bàn giáp ranh với các tỉnh lân cận; tập trung vào các loại khoáng sản thông thường như cát, sỏi, đất để làm vật liệu san lấp, xây dựng các công trình.

Từ đầu năm 2021 đến nay, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đã tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, kiểm tra và xử lý 08 vụ mua bán, tàng trữ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, xử phạt vi phạm hành chính và thu nộp ngân sách nhà nước trên 65 triệu đồng, tạm giữ và tịch thu trên 1.700m3 cát các loại.

Để cá nhân, tổ chức kinh doanh và người dân trên địa bàn tỉnh nắm bắt, tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan nhằm hạn chế vi phạm, góp phần ngăn chặn có hiệu quả tình trạng mua bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp, Phòng Thanh tra - Pháp chế thuộc Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận trích dẫn một số quy định của pháp luật về kinh doanh khoáng sản như sau:

- Theo quy định tại khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 thì khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm: cát các loại; đất sét làm gạch, ngói; đá các loại; cuội, sỏi, sạn …Khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư năm 2020 quy định kinh doanh khoáng sản là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

- Điều 14 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương quy định:

“Điều 1. Bổ sung Khoản 11 Điều 9 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP...

11. Điều kiện kinh doanh khoáng sản:

a) Là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại;

b) Thương nhân chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.

Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản có nguồn gốc, xuất xứ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Được khai thác hoặc khai thác tận thu từ các mỏ, điểm mỏ, bãi thải trong thời hạn Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp còn hiệu lực;

- Khoáng sản được nhập khẩu theo Tờ khai hàng hóa nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu;

- Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại”

- Luật thương mại 2005 quy định: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp chưa đăng ký kinh doanh, thương nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật”.

Từ các căn cứ pháp lý trên cho thấy các tổ chức, cá nhân kinh doanh các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường như cát, sỏi, đất để làm vật liệu san lấp, xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh phải thực hiện đăng ký kinh doanh và chỉ được kinh doanh khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp.

Nếu tổ chức, cá nhân mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với khoáng sản có giá trị dưới 1.000.000 đồng, từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với khoáng sản có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên; đồng thời tịch thu tang vật vi phạm hành chính (là khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp) và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Lực lượng Quản lý thị trường Bình Thuận và một số cơ quan, lực lượng chức năng có thẩm quyền kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm nói trên theo đúng quy định của pháp luật.

Để thực hiện nghiêm chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận sẽ tăng cường công tác quản lý địa bàn, giám sát chặt chẽ; kiểm tra, kiểm soát và xử lý theo đúng quy định của pháp luật đối với hoạt động mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp trên địa bàn tỉnh.

Bên cạnh đó, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận đề nghị các tổ chức, cá nhân kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện kinh doanh khoáng sản nêu trên, không tàng trữ (cất giữ, cất giấu), tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp; không tiếp tay cho hoạt động khai thác khoáng sản trái phép dưới bất kỳ hình thức nào.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bình Thuận cũng kêu gọi người dân trên địa bàn tỉnh thực hiện quyền công dân trong việc giám sát, thông báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật về mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp đến Lực lượng Quản lý thị trường Bình Thuận; mọi thông tin công dân cung cấp đều được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật, mọi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo đúng quy định hiện hành./.

Phan Đình Nghiệm - Phòng Thanh tra - Pháp chế
Cục QLTT Bình Thuận

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc