Thời hạn trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết
Với vị trí, chức năng vừa nêu, các chức danh của Quản lý thị trường có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo Luật định và ở một số lĩnh vực cụ thể. Trong đó, có những quy định về thời hạn mà người có thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều 8 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định cách tính thời gian, thời hạn, thời hiệu: Cách tính thời hạn, thời hiệu trong xử lý vi phạm hành chính được áp dụng theo quy định của Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp trong Luật này có quy định cụ thể thời gian theo ngày làm việc. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau.
Trong phạm vi bài viết này, chỉ tổng hợp thời hạn trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định hướng dẫn có liên quan đến Ngành Quản lý thị trường như sau:
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THỜI HẠN.
1. Thời hạn là gì?
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác (theo khoản 1 Điều 144 Bộ luật Dân sự 2015).
- Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
- Thời hạn được tính theo dương lịch, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
(Căn cứ khoản 2 Điều 144, khoản 2 Điều 145 Bộ luật Dân sự 2015)
Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm bắt đầu đến thời điểm kết thúc. Trong khoảng thời gian này, các chủ thể phải thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Kết thúc thời hạn thì quan hệ giữa các chủ thể chấm dứt, cho nên các chủ thể cần phải giải quyết các hậu quả xảy ra.
Thời hạn theo quy định của pháp luật được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra.
II. THỜI HẠN ĐƯỢC QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ CÁC NGHỊ ĐỊNH HƯỚNG DẪN.
STT |
Nội dung |
Thời hạn |
Căn cứ pháp lý |
1. Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) |
|||
Thời hạn trong quy định chung về Xử lý vi phạm hành chính. |
|||
1 |
Thời hạn cá nhân, tổ chức được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính. |
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm. |
Khoản 1 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
2 |
Thời hạn cá nhân được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. |
Trong thời hạn 02 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính. |
Khoản 2 Điều 7 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
Thời hạn liên quan đến các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả. |
|||
3 |
Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Luật này. |
Từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành. |
Khoản 3 Điều 25 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
Thời hạn liên quan đến thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. |
|||
4 |
Thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp giải trình bằng văn bản. |
Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử phạt có thể gia hạn nhưng không quá 05 ngày làm việc theo đề nghị của cá nhân, tổ chức vi phạm. |
Khoản 2 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
5 |
Thời hạn cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với trường hợp giải trình trực tiếp. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. |
Khoản 3 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
6 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận Khoản 3 Điều 61 Luật xử lý phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của người vi phạm. |
Khoản 3 Điều 61 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
7 |
Thời hạn chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự trường hợp trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, hành vi vi phạm được phát hiện có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó. |
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày tạm đình chỉ. |
Khoản 2 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
8 |
Thời hạn cơ quan tiến hành tố tụng phải trả hồ sơ vụ việc cho người có thẩm quyền xử phạt đã chuyển hồ sơ đến trường hợp không khởi tố vụ án hình sự. |
Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, |
Khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
9 |
Thời hạn cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm, hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. |
Khoản 1 Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
10 |
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết, nhưng sau đó lại có một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm, hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự phải chuyển quyết định nêu trên kèm theo hồ sơ, tang vật, phương tiện của vụ vi phạm (nếu có) và văn bản đề nghị xử phạt vi phạm hành chính đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. |
30 ngày, kể từ ngày nhận được các quyết định kèm theo hồ sơ vụ vi phạm. Trong trường hợp cần xác minh thêm quy định thì thời hạn tối đa không quá 45 ngày. |
Khoản 3 Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
11 |
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc không thuộc trường hợp: a. Đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này. b. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm a nêu trên mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ. |
07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính |
Điểm a khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
12 |
Thời hạn ra quyết định xử phạt đối với vụ việc thuộc trường hợp phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử. |
10 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 63. |
Điểm a khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
13 |
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này. |
01 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính |
Điểm b khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
14 |
Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với vụ việc mà cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải trình hoặc phải xác minh các tình tiết có liên quan quy định tại Điều 59 của Luật này mà đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp, cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ. |
02 tháng, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính |
Điểm c khoản 1 Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
15 |
Thời hạn thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. |
Khoản 2 Điều 68 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
Thời hạn liên quan đến thủ tục thi hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính |
|||
16 |
Thời hạn người thu tiền phạt phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước |
02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt. |
Khoản 2 Điều 69 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
17 |
Thời hạn người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành. |
Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản. |
Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
18 |
Thời hạn quyết định được coi là đã được giao đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. |
Sau 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận; quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt |
Điều 70 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
19 |
Thời hạn cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt. |
Trong 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó. |
Khoản 1 Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
20 |
Thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
01 năm, kể từ ngày ra quyết định. |
Khoản 1 Điều 74 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
21 |
Thời hạn người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định hoãn thi hành quyết định xử phạt đó. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn. |
Khoản 2 Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
22 |
Thời hạn hoãn thi hành quyết định xử phạt. |
Không quá 03 tháng, kể từ ngày có quyết định hoãn. |
Khoản 2 Điều 76 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
23 |
Thời hạn người đã ra quyết định xử phạt xem xét, quyết định việc giảm, miễn và thông háo cho người có đơn đề nghị giảm, miễn biết. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị giảm, miễn tiền phạt kèm theo xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. |
Khoản 6 Điều 77 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
24 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn. |
Không quá 07 ngày, kể từ ngày thu tiền phạt. |
Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
25 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải nộp tiền tại Kho bạc Nhà nuớc hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trường hợp xử phạt trên biển hoặc ngoài giờ hành chính. |
Trong 02 ngày làm việc, kể từ ngày vào đến bờ hoặc ngày thu tiền phạt. |
Khoản 2 Điều 78 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
26 |
Thời hạn nộp tiền phạt nhiều lần. |
Không quá 06 tháng, kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực. |
Khoản 2 Điều 79 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
27 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp để xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo cho cá nhân, tổ chức vi phạm biết. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc. |
Khoản 5 Điều 80 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
Thời hạn liên quan đến thủ tục cưỡng chế thi hành Quyết định xử phạt |
|||
28 |
Thời hạn người ra quyết định phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức thực hiện việc cưỡng chế và cá nhân, tổ chức có liên quan. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
Khoản 1 Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
29 |
Thời hạn tổ chức tín dụng, Kho bạc Nhà nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế thi hành mở tài khoản phải cung cấp thông tin về điều kiện thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi nhận được yêu cầu bằng văn bản của người có thẩm quyền cưỡng chế. |
Điểm c khoản 3 Điều 88 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
Thời hạn liên quan đến thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính |
|||
30 |
Thời hạn người lập biên bản phải báo cáo người có thẩm quyền tạm giữ về tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề đã tạm giữ để xem xét ra quyết định tạm giữ. |
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản. |
Điểm b khoản 4 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
31 |
Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề. |
Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ; trường hợp vụ việc phải chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền xử phạt thì thời hạn tạm giữ không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật này nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ. Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật này thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ. |
Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
32 |
Thời hạn thông báo cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ khi hết thời hạn tạm giữ. |
a) Trường hợp xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo cho họ 02 lần. - Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. - Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 tháng, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. b) Trường hợp không xác định được người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện thì người ra quyết định tạm giữ phải thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng của trung ương hoặc địa phương nơi tạm giữ tang vật, phương tiện: - Lần thông báo thứ nhất phải được thực hiện trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện. - Lần thông báo thứ hai được thực hiện trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thông báo thứ nhất. Hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày thông báo lần thứ hai nếu người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, người có thẩm quyền phải ra quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. |
Khoản 4 Điều 126 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020). |
2. Các Nghị định hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 |
|||
2.1 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu và giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính |
|||
Thời hạn liên quan đến quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ |
|||
33 |
Thời hạn người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. |
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị được giữ, bảo quản phương tiện giao thông vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. |
Điểm b khoản 2 Điều 14 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
34 |
Thời hạn cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ phải thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi đang có phương tiện do tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản để phối hợp giám sát, quản lý. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. |
Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
35 |
Thời hạn người có thẩm quyền tạm giữ phải xem xét, quyết định việc cho phép đặt tiền để bảo lãnh và giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản. |
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo lãnh. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thêm thời gian để xác minh thì trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị đặt tiền để bảo lãnh. |
Điểm b khoản 3 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
36 |
Thời hạn người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện phải chuyển số tiền đó vào bộ phận tài vụ, kế toán của cơ quan mình để quản lý. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận tiền đặt bảo lãnh. |
Khoản 4 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
37 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ra quyết định về việc khấu trừ tiền đặt bảo lãnh. |
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt. |
Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
38 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải gửi quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh cho tổ chức, cá nhân bị xử phạt theo địa chỉ ghi trong quyết định xử phạt. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh. |
Khoản 6 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
39 |
Thời hạn người có thẩm quyền xử phạt phải chuyển số tiền xử phạt từ khấu trừ vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại Kho bạc Nhà nước. |
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định khấu trừ tiền đặt bảo lãnh |
Khoản 8 Điều 15 Nghị định số 138/2021/NĐ-CP. |
2.2 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. |
|||
Thời hạn liên quan đến áp dụng quy định về xử phạt vi phạm hành chính |
|||
40 |
Thời hạn người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho cơ quan đã cấp giấy phép, chứng chỉ hành nghề đó biết. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. |
Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
41 |
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính. |
Điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
42 |
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính trường hợp vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc có phạm vi rộng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính. |
Điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
43 |
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan. |
Điểm c khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
44 |
Thời hạn người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính hoặc người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và chuyển cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trường hợp vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga. |
Điểm d khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
45 |
Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính trường hợp một vụ việc có nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau, trong đó có hành vi được phát hiện bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc phải xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xác định được đối tượng vi phạm bằng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nhận được đầy đủ kết quả xác định giá trị tang vật, phương tiện, giám định, kiểm nghiệm, kiểm định, xét nghiệm và xác minh tình tiết liên quan. |
Điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
46 |
Thời hạn đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần quyết định trong xử phạt vi phạm hành chính |
01 năm, kể từ ngày người có thẩm quyền ban hành quyết định có sai sót. |
Điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
47 |
Thời hạn thi hành quyết định đính chính, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ một phần, quyết định mới ban hành trong xử phạt vi phạm hành chính |
10 ngày, kể từ ngày cá nhân, tổ chức vi phạm nhận được quyết định; trường hợp quyết định mới ban hành có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày, thì thực hiện theo thời hạn đó. |
Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
48 |
Thời hạn thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đã ra quyết định xử phạt gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của UBND cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính đối với các trường hợp vi phạm phải được công bố công khai theo quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt. |
Khoản 1 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
49 |
Thời hạn người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai phải đăng đầy đủ các nội dung thông tin cần công khai. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính. |
Điểm a khoản 3 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
50 |
Thời hạn người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai phải đăng công khai thông tin đối với mỗi quyết định xử phạt vi phạm hành chính ít nhất 01 lần. |
Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày. |
Điểm b khoản 3 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
51 |
Thời hạn người đứng đầu cơ quan báo hoặc người chịu trách nhiệm quản lý nội dung của trang thông tin điện tử và thời hạn công bố công khai phải đăng tin đính chính. |
Trong thời hạn 01 ngày làm việc trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu. |
Điểm c khoản 3 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
52 |
Thời hạn Thủ trưởng cơ quan của người đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải đính chính thông tin sai lệch. |
Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính. |
Điểm b khoản 4 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
53 |
Thời hạn đính chính thông tin sai lệch trong trường hợp trang thông tin điện tử hoặc báo đăng không chính xác các thông tin quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
Trong thời hạn 24 giờ, kể từ thời điểm phát hiện hoặc nhận được yêu cầu đính chính trên trang thông tin điện tử hoặc số báo tiếp theo. |
Điểm a khoản 5 Điều 18 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
54 |
Thời hạn người đã ra quyết định xử phạt phải ra quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính trường hợp người bị xử phạt chết, mất tích, tổ chức bị xử phạt giải thể, phá sản theo quy định tại Điều 75 Luật Xử lý vi phạm hành chính. |
Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày người bị xử phạt chết được ghi trong giấy chứng tử; người bị mất tích được ghi trong quyết định tuyên bố mất tích; kể từ thời điểm cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo về việc doanh nghiệp giải thể; thời điểm quyết định tuyên bố phá sản có hiệu lực |
Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
55 |
Thời hạn quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải được gửi cho cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 19 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định. |
Điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
56 |
Thời hạn để người có thẩm quyền xử phạt quyết định nộp tiền phạt theo hình thức nộp phạt quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP và gửi quyết định xử phạt cho cá nhân, tổ chức vi phạm qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm. |
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt; |
Điểm a khoản 2 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
57 |
Thời hạn để người tạm giữ các giấy tờ bảo đảm cho việc xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải gửi trả lại cá nhân, tổ chức bị xử phạt các giấy tờ đã tạm giữ qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm đối với trường hợp nộp trực tiếp hoặc gửi qua dịch bưu chính công ích đối với trường hợp nộp gián tiếp. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiền phạt được nộp trực tiếp vào tài khoản của Kho bạc nhà nước hoặc gián tiếp thông qua dịch bưu chính công ích. |
Điểm c khoản 2 Điều 20 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
58 |
Thời hạn bên nhận thế chấp có nghĩa vụ thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc truờng hợp bị tịch thu nhưng đã đăng ký biện pháp bảo đảm thế chấp tài sản theo quy định của pháp luật dân sự. |
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả xử lý tài sản bảo đảm là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thuộc trường hợp tịch thu. |
Điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
59 |
Thời hạn bên nhận thế chấp có nghĩa vụ chuyển phần giá trị chênh lệch của tài sản bảo đảm vào ngân sách nhà nước. |
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản kết quả xử lý tài sản bảo đảm. |
Điểm b khoản 2 Điều 23 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |
Thời hạn liên quan đến quản lý nhà nước về thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính |
|||
60 |
Thời hạn gửi Kế hoạch kiểm tra việc thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước và UBND cấp tỉnh đến Bộ Tư pháp. |
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ban hành. |
Khoản 1 Điều 31 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. |