DetailController

Tổ điều hành thị trường trong nước bàn giải pháp kích cầu thị trường nội địa

Sáng ngày 10/4, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ Công Thương, đồng chí Trần Hữu Linh, đại diện thường trực Tổ Điều hành thị trường trong nước - Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước đã chủ trì Cuộc họp Tổ điều hành thị trường trong nước thường kỳ quý I/2025, nhằm đưa ra những giải pháp ổn định thị trường, duy trì nội lực cho doanh nghiệp (DN) cũng như đảm bảo cung cầu hàng hóa tại nội địa.

Tổ điều hành thị trường trong nước bàn giải pháp kích cầu thị trường nội địa

Thị trường hàng hóa trong nước ổn định trong quý I/2025

Theo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong quý I năm 2025, thị trường hàng hóa trên thế giới tiếp tục biến động và chịu ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, chính trị đang diễn biến phức tạp, khó lường từ cuộc xung đột giữa Nga và Ucraina và căng thẳng tại Trung Đông, dải Gaza. Những vấn đề này tiềm ẩn rủi ro lớn đối với sự ổn định và phát triển kinh tế toàn cầu và tác động mạnh đến chuỗi cung ứng hàng hóa, đặc biệt là giá năng lượng và kim loại.

Trong nước, thị trường hàng hóa tương đối ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu vẫn được bảo đảm, giá các mặt hàng không có biến động lớn. Trong giai đoạn Tết Nguyên đán, công tác chuẩn bị hàng hóa được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị tốt, cùng với thời tiết thuận lợi, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung các mặt hàng nhóm thực phẩm, nhất là rau, củ, quả dồi dào, đa dạng, giá nhóm hàng này những ngày cận Tết tương đối bình ổn so với năm trước. Các hàng hóa phục vụ Tết khác như bánh, mứt, kẹo tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước do chi phí đầu vào tăng, tuy nhiên, nguồn cung các mặt hàng này khá phong phú, đa dạng, đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm Tết của người dân.

Cá biệt, trong chăn nuôi, giá thịt lợn tăng từ 10-15% so với cùng kỳ do dịch bệnh trên lợn trong giai đoạn dễ bùng phát, lây lan; trước Tết, các đơn vị chăn nuôi tập trung xuất chuồng để được giá tốt nên sau Tết là giai đoạn giáp vụ, nguồn cung giảm cục bộ; ảnh hưởng của việc nhiều trang trại phải ngừng chăn nuôi để chuyển dịch địa điểm nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về điều kiện chăn nuôi theo quy định tại Luật Chăn nuôi, đã ảnh hưởng đến nguồn cung sản phẩm.

Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển trong nước - Trần Hữu Linh phát biểu tại buổi làm việc

Theo số liệu của Cục Thống kê – Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2025 ước tính tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức tăng cao nhất so với quý I các năm trong giai đoạn 2020-2025; tổng mức bán lẻ hàng hóa quý I năm 2025 đạt 1.708.252 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024 góp phần quan trọng hỗ trợ nhóm dịch vụ trong cơ cấu tăng GDP quý I cả nước tăng 7,7% - mức cao nhất trong 05 năm 2020-2025. Cùng với đó, CPI bình quân quý I năm 2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ. Đây là mức tăng hợp lý, trong giới hạn chỉ tiêu Quốc hội giao về kiểm soát lạm phát.

Đối với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, quý I/2025, lực lượng QLTT các tỉnh, thành phố đã chủ trì, phối hợp kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; tăng cường quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các kho tàng, bến bãi; tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động kinh doanh trên môi trường mạng, công tác niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết; tăng cường giám sát các cửa hàng kinh doanh xăng dầu nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm. Đồng thời, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến quy định của pháp luật về các lĩnh vực trong hoạt động thương mại đối với các cơ sở kinh doanh, góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, hạn chế sai phạm của đối tượng trong hoạt động kinh doanh; bình ổn thị trường và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Theo số liệu thống kê, từ ngày 16/12/2024 đến ngày 15/3/2025, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra 6.198 vụ, xử lý 5.619 hành vi vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 79 tỷ đồng.

Cần có những giải pháp và tính toán cụ thể để đạt được chỉ tiêu được giao

Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Trần Hữu Linh -  Tổ phó Tổ Điều hành thị trường trong nước nhấn mạnh, với những khó khăn trên thị trường thời gian qua, đặc biệt, việc Hoa Kỳ quyết định áp thuế đối ứng đối với các quốc gia, trong có có Việt Nam thì việc phát triển thị trường, duy trì nội lực cho DN, đảm bảo cung cầu hàng hóa tại thị trường trong nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vừa qua, Chính phủ đã có nhiều văn bản yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng thị trường nội địa để đạt các mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Cục trưởng Trần Hữu Linh cũng chia sẻ, 2025 là năm đầu tiên, Chính phủ giao chỉ tiêu cụ thể cho từng bộ ngành và địa phương. Theo đó, Bộ Công Thương được giao các chỉ tiêu: tốc độ tăng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khoảng 12% và tăng trưởng thị trường TMĐT B2C từ 20-22%; tỷ lệ DN ứng dụng TMĐT: 60-62%; tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa: 12%; thặng dư thương mại hàng hóa: 30 tỷ USD; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP): 9,5%; tốc độ tăng tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống: 12,5-13%.

“Đối với ngành Công Thương, đây là một nhiệm vụ rất khó khăn, buộc phải có những giải pháp và tính toán cụ thể mới có thể đạt được chỉ tiêu được giao” - đồng chí Trần Hữu Linh nói.

Tham dự cuộc họp, các thành viên trong Tổ điều hành thị trường trong nước đã có những tham luận cũng như đưa ra những nhận định về thị trường, các giải pháp mà đơn vị đã và đang triển khai nhằm hỗ trợ thị trường, phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng.

Theo ông Phạm Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài Chính) để đạt được mục tiêu tăng trưởng Chính phủ giao, trong những tháng còn lại của năm, cần có những giải pháp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng. Tuy nhiên, việc đẩy mạnh tăng trưởng dễ kéo theo áp lực lên mặt bằng giá cả thị trường. Những áp lực này có thể đến từ giá cả của một số nhóm ngành hàng như nguyên vật liệu xây dựng, hàng hóa phục vụ tiêu dùng; giá của một số mặt hàng do nhà nước quản lý theo lộ trình thị trường tác động làm tăng chỉ số CPI; một số vấn đề khác như sản xuất, kinh doanh thương mại tiêu dùng ăn theo thị trường; chính sách tiền lương…

Tuy nhiên, song song với áp lực tác động lên giá cả thị trường, Bộ Tài chính cũng nhận diện sẽ có những yếu tố tạo ra áp lực giảm, như: lạm phát toàn cầu có xu hướng hạ nhiệt trong những tháng qua; lương thực thực phẩm vẫn là nền tảng vững chắc, là trụ thuận lợi trong điều hành thị trường. Những mặt hàng do nhà nước định giá như học phí, sách giáo khoa, tương đối ổn định. Ngoài ra, việc thực hiện một số chính sách thuế như giảm thuế VAT… cũng là yếu tố giúp giảm tác động lên giá cả thị trường.

Theo đại diện Vụ Chính sách Tiền tệ - Tỷ giá, Ngân hàng Nhà nước, trong quý 1, Ngân hàng nhà nước giữ nguyên lãi suất điều hành để tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn từ NHNN với chi phí thấp qua đó có điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế. Để đạt được các mục tiêu tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng nhằm triển khai mạnh mẽ các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, NHNN đã xây dựng kế hoạch, tổ chức Hội nghị kết nối 15 ngân hàng nhà nước tại 9 khu vực để nắm bắt, bám sát tình hình thực tế của địa phương, kịp thời có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, DN tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Theo số liệu, đến ngày 3/4/2025, dư nợ tín dụng toàn hệ thống đạt 16,17 triệu tỷ đồng, tăng 18,12% so với cùng kỳ. Đây là kết quả rất sáng trong tăng trưởng tín dụng.

Trong thời gian tới, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình kinh tế thị trường vĩ mô trong nước cũng như quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả. Kịp thời có những chính sách phản ứng với những động thái trên thị trường qua đó điều hành lãi suất, tỷ giá, phù hợp với diễn biến thị trường, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng nhà nước cũng chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, ổn định lãi suất tiền gửi, phấn đấu mặt bằng giảm lãi suất cho vay…

Liên quan đến vấn đề thịt lợn, ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, Bộ đã có cuộc họp về vấn đề thịt lợn, trong đó đưa ra giải pháp gia tăng nguồn cung từ việc tái đàn, tăng nhập khẩu để hạ nhiệt giá thịt lợn trong nước.

Tại một số địa phương như Tp. Hà Nội, TP. HCM, TP. Đà Nẵng, để đạt được chỉ tiêu Bộ Công Thương giao trong năm 2025, các địa phương đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp về xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng như Bộ Công Thương đã giao tại Chỉ thị 08 ngày 04 tháng 4 năm 2025.





 


Đại diện các bộ ngành tham gia ý kiến

Nhiều giải pháp được kiến nghị nhằm tăng trưởng thị trường nội địa

Với những diễn biến trên thị trường, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề nghị các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đã đề ra về các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt triển khai các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, thúc đẩy tiêu dùng hàng sản xuất trong nước nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội.

Sở Công Thương các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nghiêm túc triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.

Về phía Bộ Công Thương, chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, chủ động thực hiện/đề xuất các biện pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong công tác điều hành giá xăng dầu theo quy định.

Tổ điều hành cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá chính thức tình hình dịch bệnh, nguồn cung sản phẩm thịt lợn trong những tháng tới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường nội địa, bình ổn thị trường. Đồng thời, phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi ổn định sản xuất trên đất chăn nuôi phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán qua biên giới (do tình trạng chênh lệch giá trong nước và các nước láng giềng) tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước./.


 

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc