DetailController

Phát hiện kho thuốc tây bất hợp pháp tại căn hộ chung cư cao cấp ở Hà Nội

Để qua mắt lực lượng chức năng, chủ hàng đã thuê một căn hộ thuộc Toà nhà HANOI CENTER POINT số 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân. TP Hà Nội làm nơi cất giấu tang vật. Điều này đã gây nhiều khó khăn cho lực lượng Quản lý thị trường bởi, ai muốn vào được đây phải có thẻ và được chủ nhà xuống "bảo lãnh".

Đột xuất kiểm tra căn hộ trên tầng 18 Toà nhà HANOI CENTER POINT số 27 Lê Văn Lương, Thanh Xuân. TP Hà Nội sáng nay (11/8), Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội) phát hiện một kho thuốc tây do nước ngoài sản xuất. 

Đội QLTT số 1, Cục QLTT thành phố Hà Nội kiểm tra địa điểm có dấu hiệu vi phạm

Với diện tích khoảng 100m2, tất cả mọi ngóc ngách trong căn hộ từ nhà vệ sinh, tủ bát, các phòng ngủ hay bất cứ các góc trống đều được tận dụng để chứa trữ các mặt hàng thuốc tây. Các loại thuốc ở đây chủ yếu là các mặt hàng như thuốc kháng sinh Tavanic, Thuốc chữa ung bướu Femera, Thuốc chữa đau đầu Depakin, Thuốc huyết áp Plavix, Thuốc điều trị mỡ máu Crestor, Thuốc trị tiểu đường các loại…do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

Chủ lô hàng được xác định là ông N.A.T sinh năm 1994, quê quán Đồng Nai. Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện cơ sở kinh doanh của ông N.A.T chưa đăng ký thành lập hộ kinh doanh theo quy định. Chủ hàng khai nhận toàn bộ số thuốc trên không có hoá đơn, chứng từ và được mua trôi nổi xung quanh “Chợ thuốc Hapulico” với giá rẻ rồi về bán lại kiếm lời. 



Tang vật thu giữ tại hiện trường

Kiểm tra thực tế, lực lượng Quản lý thị trường ghi nhận 147.962 đơn vị thuốc các loại đồng thời tiến hành các thủ tục tạm giữ để tiếp tục xác minh, làm rõ.

Trước đó, ngày 14/01/2020, Đội QLTT số 1 đã tiến hành kiểm tra và đề xuất UBND thành phố ban hành Quyết định xử phạt đối với ông N.A.T với hành vi Kinh doanh không có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Bán lẻ thuốc không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Kinh doanh hàng hóa nhập lậu; Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là: 101.500.000 đồng. Buộc tiêu hủy 87.488 đơn vị thuốc nhập lậu trị giá 503.482.000 đồng).

Quyên Lưu
Tổng cục Quản lý thị trường

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc