NHỮNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VÀ TRẢ LỜI
VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU
VÀ GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP GIẤY PHÉP PHÂN PHỐI RƯỢU
Câu 1. Điều kiện phân phối rượu
Điều kiện phân phối rượu được quy định tại Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 21 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép phân phối rượu
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu.
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp Giấy phép phân phối rượu cho thương nhân theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 4. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 5. Trình tự, thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu cho thương nhân theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thảm quyền Giấy phép phân phối rượu phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 6. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép phân phối rượu
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 27 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 7. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép phân phối rượu
a) Trường hợp cấp lại do hết hiệu lực
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
b) Trường hợp cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 8. Thu hồi Giấy phép phân phối rượu
Thu hồi Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 33 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 9. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép phân phối rượu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, thương nhân phải nộp bản gốc Giấy phép phân phối rượu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi Giấy phép phân phối rượu trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
Câu 10. Thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 20. Phân cấp nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, “Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công Thương về cấp, cấp sửa đổi, bổ sung, cấp lại, thu hồi Giấy phép phân phối rượu quy định tại điểm a, điểm d khoản 1 Điều 25, khoản 2 Điều 33 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện.”
- Thương nhân đã nộp hồ sơ đề nghị cấp/cấp lại/sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu về Bộ Công Thương trước ngày 01 tháng 7 năm 2025 thực hiện theo quy định tại Khoản 7 Nghị định số 146/2025/NĐ-CP: “các hồ sơ thủ tục hành chính đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ trước ngày Nghị định có hiệu lực thi hành thì cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ tiếp tục thực hiện theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật tại thời điểm tiếp nhận hồ sơ.”
Câu 11. Các nội dung chuyển tiếp
- Giấy phép phân phối rượu được cấp trước ngày Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực (01/7/2025) được tiếp tục hoạt động cho đến khi thời hạn được quy định tại Giấy phép hết hiệu lực theo các quy định có liên quan tại Nghị định 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
- Đối với thương nhân đã được cấp Giấy phép phân phối rượu trước ngày Nghị định số 146/2025/NĐ-CP có hiệu lực (01/7/2025) có nhu cầu cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng/cấp sửa đổi, bổ sung thì nộp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định số 146/2025/NĐ-CP.
Câu 12. Việc đáp ứng điều kiện phân phối rượu với trường hợp thương nhân có địa bàn phân phối tại 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nhưng là 02 tỉnh thành phố ngoài trụ sở chính
Theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) về điều kiện phân phối rượu: thương nhân phân phối rượu phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm trụ sở chính); tại mỗi địa bàn tỉnh thành phố phải có ít nhất 01 thương nhân bán buôn rượu; đồng thời theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu, đối với tài liệu chứng minh hệ thống phân phối rượu “Bản sao hợp đồng nguyên tắc, thư xác nhận hoặc bản cam kết tham gia hệ thống phân phối rượu kèm bản sao Giấy phép bán buôn rượu của thương nhân dự kiến tham gia hệ thống phân phối rượu” do đó, thương nhân tham gia hệ thống phân phối rượu làm điều kiện kinh doanh của thương nhân phân phối rượu đang đề nghị cấp Giấy phép bắt buộc phải là thương nhân bán buôn rượu, có Giấy phép bán buôn rượu do Sở Công Thương cấp.
Theo quy định tại khoản 4, Điều 11 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) về điều kiện phân phối rượu: thương nhân phân phối rượu phải có hệ thống phân phối rượu trên địa bàn 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên (đã bao gồm trụ sở chính), do đó, điều kiện về địa bàn phân phối của thương nhân có từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên trong đó luôn phải bao gồm địa bàn có trụ sở chính của thương nhân.
Câu 13. Về bản sao các giấy tờ, tài liệu khi thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu
- Hồ sơ đề nghị cấp/cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 21, Điều 26, Điều 27 tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định.
- “Bản sao được quy định là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Sổ gốc theo quy định là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.” (Theo Khoản 6 Điều 2 tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch).
II. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP GIẤY PHÉP BÁN LẺ RƯỢU
Câu 1. Điều kiện bán lẻ rượu
Điều kiện phân phối rượu được quy định tại Điều 13 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 23 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 3. Trình tự, thủ tục cấp Giấy phép bán lẻ rượu
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 4. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 26 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 5. Trình tự, thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép bán lẻ rượu
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 6. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép bán lẻ rượu
Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 27 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 7. Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép bán lẻ rượu
a) Trường hợp cấp lại do hết hiệu lực
Thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày. Hồ sơ, thẩm quyền, thủ tục cấp lại áp dụng như quy định đối với trường hợp cấp mới.
b) Trường hợp cấp lại do bị mất hoặc bị hỏng
- Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép phân phối rượu;
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu xem xét và cấp lại giấy phép theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 17/2020/NĐ-CP. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Câu 8. Thu hồi Giấy phép bán lẻ rượu
Thu hồi Giấy phép phân phối rượu được quy định tại Điều 33 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP).
Câu 9. Trình tự, thủ tục thu hồi giấy phép bán lẻ rượu
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi giấy phép, thương nhân phải nộp bản gốc Giấy phép bán lẻ rượu cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã ra quyết định thu hồi. Cơ quan ra quyết định thu hồi đăng tải thông tin về việc thu hồi Giấy phép phân phối rượu trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của cơ quan đó.
Câu 10. Thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ rượu
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, “thẩm quyền cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn theo quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện”.
Câu 11. Các nội dung chuyển tiếp
- Giấy phép bán lẻ rượu được cấp trước ngày Nghị định số 139/2025/NĐ-CP có hiệu lực (01/7/2025) được tiếp tục hoạt động cho đến khi thời hạn được quy định tại Giấy phép hết hiệu lực theo các quy định có liên quan tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 17/2020/NĐ-CP).
- Đối với thương nhân đã được cấp Giấy phép bán lẻ rượu trước ngày Nghị định số 139/2025/NĐ-CP có hiệu lực (01/7/2025) có nhu cầu cấp lại giấy phép do bị mất hoặc bị hỏng/cấp sửa đổi, bổ sung thì nộp hồ sơ về cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép theo quy định tại Nghị định số 139/2025/NĐ-CP.
Câu 12. Về thẩm quyền cấp Giấy phép bán lẻ của cơ quan có thẩm quyền đối với Giấy phép bán lẻ rượu cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh có trụ sở chính trên địa bàn hay có địa điểm kinh doanh trên địa bàn?
- Tại khoản 18 Điều 16 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP sửa đổi điểm c khoản 1 Điều 25 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền cấp giấy phép:
“c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;”.
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh hoạt động kinh doanh rượu bao gồm: “Hoạt động sản xuất, nhập khẩu, phân phối, bán buôn, bán lẻ rượu; hoạt động bán rượu tiêu dùng tại chỗ”.
- Theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 139/2025/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2025 của Chính phủ về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại: Kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2025, “thẩm quyền cấp lại, cấp sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn theo quy định tại điểm c, điểm d Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 105/2017/NĐ-CP do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện”.
Giấy phép bán lẻ rượu gắn liền với hoạt động bán lẻ rượu tại các địa điểm kinh doanh hợp pháp của các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
Do vậy, các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh đề nghị cấp giấy phép bán lẻ rượu tại địa điểm kinh doanh thuộc địa bàn Ủy ban nhân dân cấp xã nào thì nơi đó đó có trách nhiệm cấp phép và quản lý.
Câu 13. Về bản sao các giấy tờ, tài liệu khi thực hiện thủ tục hành chính đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ rượu
- Hồ sơ đề nghị cấp/cấp sửa đổi, bổ sung/cấp lại Giấy phép bán lẻ rượu được quy định tại Điều 23, Điều 26, Điều 27 tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 17/2020/NĐ-CP) yêu cầu doanh nghiệp cung cấp bản sao các giấy tờ, tài liệu có liên quan theo quy định.
- “Bản sao được quy định là bản chụp từ bản chính hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như nội dung ghi trong sổ gốc. Sổ gốc theo quy định là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính theo quy định của pháp luật, trong đó có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp.” (Theo Khoản 6 Điều 2 tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch)./