Chính sách
Quy định về quản lý, sử dụng biểu mẫu trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường
Để đảm bảo công tác quản lý, sử dụng biểu mẫu trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường được chính xác, đầy đủ và kịp thời. Ngày 10/12/2021, Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 22/2021/TT-BCT quy định về quản lý, sử dụng biểu mẫu trong hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng Quản lý thị trường.
-
Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong hoạt động kiểm tra, xử lý VPHC và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường
Ngày 10 tháng 12 năm 2021, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 20/2021/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2020/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về nội dung, trình tự, thủ tục hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường. -
Chính sách mới về cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành
Ngày 10/12/2021, Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức chính thức có hiệu lực thi hành. -
Một số bất cập của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp
Thực tiễn thi hành các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đến nay cho thấy, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính vẫn được coi là biện pháp hiệu quả nhất vì: Phần lớn các trường hợp vi phạm không đủ yếu tố cấu thành tội phạm; nếu khởi kiện, yêu cầu bồi thường thiệt hại thì việc chứng minh thiệt hại thực tế do hành vi xâm phạm gây ra là rất phức tạp, khó khăn... Trong khi đó, biện pháp xử lý vi phạm hành chính sẽ đơn giản và nhanh chóng, đặc biệt là trong trường hợp chủ thể quyền bị xâm phạm ưu tiên lựa chọn biện pháp để hành vi xâm phạm phải bị chấm dứt nhanh nhất có thể. -
Một số nội dung cơ bản của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính
Trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin phép được nêu lên một số nội dung cơ bản nhất của Luật số 67/2020/QH14 có liên quan đến lực lượng QLTT để độc giả nắm bắt, nghiên cứu thực hiện. -
Một số điểm mới của Thông tư 04/2021/TT-TTCP ngày 01/10/2021 về quy trình tiếp công dân.
Ngày 01/10/2021 Thanh tra Chính phủ ban hành Thông tư số 04/2021/TT-TTCP quy định quy trình tiếp công dân thay thế Thông tư số 06/2014/TT-TTCP ngày 31/10/2014 của Thanh tra Chính phủ. -
Trang thiết bị y tế được xếp loại vào nhóm hàng phải quản lý giá
Ngày 08/11/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Nghị định này quy định việc quản lý trang thiết bị y tế bao gồm: phân loại trang thiết bị y tế; sản xuất, nghiên cứu lâm sàng, lưu hành, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cung cấp dịch vụ trang thiết bị y tế; thông tin, quảng cáo trang thiết bị y tế; quản lý giá trang thiết bị y tế và quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế -
Quy định mới về kinh doanh xăng dầu có hiệu lực từ ngày 02/01/2022
Ngày 01/11/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều kiện về kinh doanh xăng dầu, trong đó bổ sung Điều 38a về công thức giá cơ sở xăng dầu; điều kiện xuất nhập khẩu; đại lý bán lẻ... -
Mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền phạt vi phạm hành chính từ ngày 01/01/2022
Ngày 13/11/2020, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính (Luật số 67/2020/QH14) được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua. Luật sửa đổi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022 với nhiều điểm mới đáng chú ý. -
Mức phạt đối với các hành vi đầu cơ hàng hóa, găm hàng, tăng giá hàng hóa bất hợp lý
Trong thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp gây tác động đến việc cung ứng hàng hóa trên thị trường, dễ dẫn đến các hành vi đầu cơ, găm hàng hoặc tăng giá hàng hóa bất hợp lý. Để đảm bảo cân đối các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường hàng hóa, chống các hành vi đầu cơ, găm hàng, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT-BCT ngày 12 tháng 5 năm 2021 về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.