DetailController

Đấu tranh hàng giả, hàng nhái: Chú trọng xử lý tận gốc các ổ nhóm, đường dây

Công tác quản lý thị trường (QLTT) sẽ ngày càng đi vào chiều sâu, chú trọng vào việc xử lý tận gốc bằng các hoạt động theo dõi, triệt phá các đường dây, ổ nhóm sản xuất hàng giả… là vấn đề mà Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh trao đổi với báo chí trước thềm năm mới.

Sau một năm thay đổi mô hình hoạt động, công tác QLTT diễn ra như thế nào, thưa ông?

Sau hơn 1 năm kể từ khi lực lượng QLTT được tái cơ cấu lại, chúng tôi thấy rằng, việc thay đổi cơ cấu của lực lượng, thay đổi mô hình tổ chức của lực lượng này rất phù hợp. 

Trước đây lực lượng bị tổ chức theo kiểu cắt khúc từng địa bàn thuộc các địa phương nhưng từ tháng 10/2018, khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định thành lập Tổng cục thì dưới Tổng cục có 63 cục ở các địa phương. Với việc thay đổi mô hình tổ chức xuyên suốt từ Bộ Công Thương xuống địa phương như thế sự phối hợp trong công tác hoạt động nghiệp vụ và kiểm tra, kiểm soát đã tăng lên rất nhiều. 

Qua 1 năm hoạt động, mô hình này rất phù hợp với diễn biến tình hình hoạt động chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Nhất là từ đầu năm 2019, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả theo một chiều hướng phức tạp tinh vi và thậm chí manh động hơn. Do đó, việc tổ chức theo ngành dọc xuyên suốt này đã phục vụ rất hiệu quả cho công tác điều hành. 

Tuy nhiên, công tác phòng chống các hoạt động gian lận thương mại khác cũng còn nhiều khó khăn. Ví dụ như đối với xuất xứ hàng hóa thương mại điện tử. Đây là những hình thức mới nổi lên từ đầu năm 2019 nhưng cũng đã được lực lượng QLTT rất quan tâm xử lý như xuất xứ hàng hóa và đặc biệt môi trường thương mại online. 

Chúng tôi cũng đã tập trung kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc nhưng còn nhiều vấn đề chưa thể giải quyết triệt để do quy định của pháp luật vẫn chưa theo kịp diễn biến thị trường. Nhưng tôi cho rằng, 2019 là năm đầu tiên hoạt động theo mô hình tổ chức mới, có thể nói công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đã có kết quả tích cực và điều đó thể hiện được sự đúng đắn của việc thay đổi mô hình tái cơ cấu lại lực lượng.

Ông có thể dẫn chứng một số hoạt động được cho là hiệu quả kể từ khi hoạt động QLTT được tổ chức theo ngành dọc?

Ví dụ như trên mặt trận chống buôn lậu. Từ việc thay đổi mô hình tổ chức xuyên suốt nên việc phối hợp giữa các lực lượng chức năng đồng bộ hơn, hiệu quả hơn. Ở tuyến đầu biên giới có bộ đội biên phòng, lực lượng hải quan, nếu có hàng thẩm lậu vào nội địa thì lực lượng QLTT, lực lượng công an phối hợp nhịp nhàng, xử lý kiểm soát tốt hơn rất nhiều. 

Minh chứng là trong năm vừa rồi có những vụ buôn lậu, các lực lượng phối hợp kiểm tra, kiểm soát thực hiện rất tốt. Trong thị trường nội địa, lực lượng QLTT cũng đã phối hợp rất tốt với cơ quan công an, đã bắt giữ được rất nhiều cơ sở sản xuất có tính hệ thống, đường dây, đã kiểm tra, xử lý rất nhiều việc liên quan đến hàng giả của các nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới cũng như các loại hàng giả được sản xuất tại các địa phương. 

Một khó khăn trong công tác chống hàng giả là thông thường hàng giả được sản xuất ở một nơi nhưng lại tiêu thụ ở các địa bàn khác nhau nên việc chỉ đạo xuyên suốt là rất quan trọng, ngay từ khâu bắt đầu phát hiện nơi sản xuất đến theo dõi, kiểm tra các kho chứa hàng.

Tuy nhiên, năm vừa qua, với sự phối hợp đồng bộ và hiệu quả, chúng tôi đã xử lý được rất nhiều vụ việc về hàng giả, đặc biệt là hoạt động kiểm tra, thu giữ tại nơi sản xuất, phối hợp với các hãng nhãn hiệu nổi tiếng để kiểm tra, xử lý. Thậm chí, đưa sang cơ quan điều tra những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của nhiều đối tượng. 

Năm 2019, Tổng cục đã triệt phá được nhiều ổ nhóm, đường dây vi phạm. Nhưng một số báo cáo gần đây cho thấy, số vụ kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính giảm so với năm trước?

Theo số liệu tôi nắm được, số vụ kiểm tra chắc chắn không giảm vì năm nay  có đến 140.000 - 150.000 vụ kiểm tra, thậm chí tôi còn đề nghị phải tăng cường kiểm tra nhiều hơn. Mỗi năm, Tổng cục có 3 hình thức kiểm tra, bao gồm kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất. Kế hoạch thanh tra thì được lên danh sách từ đầu năm, riêng danh sách kiểm tra định kỳ tôi để các Cục QLTT địa phương tự đưa danh sách, còn kiểm tra đột xuất thì liên tục thực hiện ngay khi phát hiện ra dấu hiệu vi phạm. 

Tuy nhiên, không phải cứ kiểm tra là xử phạt, họ phải sai thì mới ra quyết định xử phạt được. Do đó, nếu nhìn theo một khía cạnh tích cực, số vụ xử lý vi phạm giảm cũng là một tín hiệu tốt cho thấy công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường có hiệu quả. 

Hơn nữa, 2019 là năm đầu tiên thực hiện mô hình ngành dọc, chúng tôi cũng tập trung vào kiện toàn lực lượng, ổn định tổ chức và công tác nội bộ hơn. Ngoài ra, Tổng cục cũng đã và sẽ chú trọng nhiều hơn đến việc xử lý, theo dõi, phá được nhiều ổ nhóm, đường dây hơn vì chính ổ nhóm, đường đây mới là gốc của hàng giả, hàng nhái. 

Cảm ơn ông!

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc