An Giang: Hội thảo Tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hàng của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam

Ngày 24/7/2020, tại Hội trường Đội QLTT số 7 huyện Tri Tôn, Cục QLTT An Giang phối hợp với Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam tổ chức buổi “Hội thảo tập huấn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với các nhãn hàng của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam” cho công chức Đội QLTT số 2 (phụ trách địa bàn huyện Tịnh Biên) và công chức Đội QLTT số 7 (phụ trách địa bàn huyện Tri Tôn).
Ảnh: quang cảnh buổi Hội thảo
Thành phần dự buổi hội thảo có các công chức đại diện Phòng Thanh tra - Pháp chế, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp và gần 20 công chức Đội QLTT số 2 và Đội QLTT số 7.
Ảnh: công chức tham dự Hội thảo
Ảnh: công chức tham dự Hội thảo
Ảnh: Ông Phạm Hoàng Duy Đăng đại diện Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Nội dung chính của buổi hội thảo: cập nhật thông tin phân biệt hàng thật, hàng giả đối với 24 nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam của Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, gồm: Clear, Sunsilk, Dove, Lifebuoy, Lux, Hazeline, Vaseline, Pond’s, TRESemmé, Omo, Viso, Surf, Comfort, Vim, Sunlight, Vim, Cif, AXE, P/S, Closeup, Rexona, Lipton, Knorr, Wall’s.
Ảnh: đại diện Công ty hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa, sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Ảnh: đại diện Công ty hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa, sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Ảnh: đại diện Công ty hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa, sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Ảnh: đại diện Công ty hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa, sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Ảnh: đại diện Công ty hướng dẫn phân biệt hàng thật, hàng giả đối với hàng hóa, sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam
Hàng giả, hàng nhái ngoài việc gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng thì xét về góc độ kinh tế hàng giả, hàng nhái còn gây ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chân chính. Theo số liệu báo cáo công tác chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ 6 tháng đầu năm 2020, Cục QLTT An Giang đã kiểm tra: 23 vụ (tăng 15% so cùng kỳ); số vụ vi phạm: 23 vụ (chiếm tỷ lệ 100%); trị giá hàng hóa vi phạm: 489,228 triệu đồng (giảm 17,4% so cùng kỳ); số vụ xử lý : 21 vụ; phạt vi phạm hành chính: 182,05 triệu đồng (tăng 120% so cùng kỳ).
Có thể nói, hiện nay hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng có mặt ở hầu hết phân khúc của thị trường, từ các cửa hàng tạp hóa , các chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị. Bên cạnh đó ngoài phương thức kinh doanh truyền thống, sự phát triển của các loại hình kinh doanh thông qua Internet càng khiến cho công tác quản lý kiểm soát và phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ thêm khó khăn.
Hầu hết các hãng có uy tín, có thương hiệu, được người tiêu dùng ưa chuộng đều có nguy cơ bị làm giả, làm nhái hàng hóa với mức độ ngày càng tinh vi. Vì vậy, thông qua Hội thảo, Ban Lãnh đạo Cục QLTT An Giang mong muốn từng công chức có thể cập nhật kịp thời các thông tin cụ thể, chính xác về các sản phẩm của Công ty TNHH quốc tế Unilever Việt Nam đang lưu hành trên thị trường tỉnh An Giang nhằm phục vụ tốt hơn cho công tác kiểm tra kiểm soát thị trường chống hàng giả.