DetailController

Cục QLTT Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính trên 110 tỷ đồng trong năm 2019

Tính đến ngày 15/12/2019, Cục QLTT Hà Nội đã kiểm tra 8.838 vụ việc. Xử phạt trên 110 tỷ đồng.Trong đó, phạt hành chính: 50,4 tỷ đồng; Tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá 21,4 tỷ đồng; Xử lý tiêu hủy, tái chế/buộc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm trị giá 38,3 tỷ đồng.

    

Chiều ngày 10/01/2020, Cục QLTT Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường năm 2019 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2020. Đến tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT cùng các đồng chí lãnh đạo Cục, Vụ, Văn phòng Tổng cục. Hội nghị còn có sự tham gia của các đồng chí Lãnh đạo Cục, các Trưởng phòng, Đội trưởng, Phó trưởng phòng, Phó Đội trưởng Đội QLTT thuộc Cục QLTT thành phố Hà Nội.

Năm 2019, được đánh giá là năm tình trạng buôn bán, vận chuyển hàng lậu, sản xuất buôn bán hàng giả và gian lận thương mại còn nhiều diễn biến phức tạp. Với nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi có sự cấu kết chặt chẽ giữa các chủ đầu nậu trên biên giới và trong nội địa, đặc biệt dịp cuối năm Kỷ Hợi 2019 tình hình buôn lậu càng trở lên mạnh động hơn, lộ liễu hơn và buôn bàn, vận chuyển với số lượng lớn hơn so với những năm trước đây.

Bên cạnh đó tình hình sản xuất, kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ vẫn tồn tại ở quy mô, mức độ khác nhau. Thực tế hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả tập trung chủ yếu ở một số chủng loại, mẫu mã, sử dụng nhãn mác, bao bì của các doanh nghiệp có uy tín; giả mạo các nhãn hiệu nổi tiếng, phổ biến để đưa ra thị trường tiêu thụ. Hàng hóa vi phạm đa số được sản xuất ở nước ngoài, sau đó thẩm lậu bằng nhiều đường khác nhau chủ yếu qua đường tiểu ngạch, đưa vào trong nước rồi vận chuyển, tập kết về Hà Nội để tiêu thụ và chuyển đi các tỉnh. Đặc biệt trong thời gian qua, trên địa bàn thành phố phát hiện nhiều vụ việc kinh doanh hàng giả với số lượng lớn và được cất giấu ở các khu trung cư cao tầng, các khu nhà liên kề trong khu dân cư, việc buôn bán này thường kết hợp yếu tố thương mại điện tử, tập trung chủ yếu ở mặt hàng gia dụng, thời trang, vật liệu xây dựng... 

Ngoài hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, hàng hoá vi phạm SHTT, qua công tác kiểm tra đã phát hiện và cho thấy nổi lên hiện trạng sản xuất, kinh doanh hàng giả về nhãn hàng hóa, tem nhãn, bao bì hàng hóa (giả tên thương nhân khác trên bao bì, giả về chỉ dẫn nguồn gốc, xuất xứ, giả về mã vạch). Cùng với đó, lợi dụng chính sách “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” một số đối tượng kinh doanh đặt mua hàng giả, hàng hóa không đảm bảo chất lượng sản xuất từ nước ngoài và giả mạo xuất xứ của Việt Nam để đưa về Việt Nam, trong đó có thị trường Hà Nội để tiêu thụ. Tình trạng kinh doanh, sản xuất hàng hóa giả mạo xuất xứ với nhiều thủ đoạn tinh vi, đặt hàng trực tiếp từ nước ngoài có gắn nhãn mác Việt Nam, made in Vietnam đưa về trong nước tiêu thụ. Ngoài ra, còn có một số đối tượng, cơ sở nhập khẩu nguyên bản hàng hóa nước ngoài rồi đóng nhãn mác ghi xuất xứ Hàn Quốc, Nhật Bản để lừa dối, tạo niềm tin với người tiêu dùng.

Trong lĩnh vực sản xuất, lưu thông thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm việc làm giả xuất xứ, thay đổi hạn sử dụng, không đạt tiêu chuẩn công bố vẫn còn tồn tại. Đặc biệt, loại hàng giả không có giá trị sử dụng, công dụng ngày càng diễn biến phức tạp, nhất là đối với nhóm hàng thực phẩm chức năng; Hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ đối với các mặt hàng này đã xuất hiện từ các shop, siêu thị trung tâm thành phố... tới các vùng quận, huyện ven đô ngày càng nhiều với các quy mô từ những cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ tới những nhà phân phối và nhập khẩu lớn trên địa bàn.

Về công tác an toàn thực phẩm, đầu năm 2019, do dịch bệnh tả lợn Châu Phi bùng phát và lây lan rộng và nguy cơ tái phát cao đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, phân phối, lưu thông, chế biến và nguồn cung phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020.

Ngoài ra môi trường internet đang là nơi diễn ra việc quảng cáo, mua bán rất nhiều sản phẩm gian lận thương mại; các sàn thương mại điện tử bị lợi dụng trở thành một kênh tiêu thụ hàng giả, hàng lậu, hàng kém phẩm chất mà các lực lượng chức năng rất khó phát hiện và xử lý, bởi đối tượng vi phạm khá linh hoạt, còn người tiêu dùng thì chủ quan, nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng lại rất khó kiểm soát.

Trong công tác chỉ đạo, điều hành triển khai nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường:

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Công thương, UBND thành phố Hà Nội và Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục QLTT Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nghiệp vụ, trong đó có 07 kế hoạch, 1.468 văn bản chỉ đạo chuyên môn nghiệp vụ để chỉ đạo các Đội triển khai công tác kiểm tra kiểm soát thị trường trong các lĩnh vực đấu tranh chống buôn lậu, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, gian lận thương mại và hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kế hoạch triển khai tháng hành động an toàn thực phẩm năm 2019 và Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2019 đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh sản phẩm, hàng hóa: thuốc lá, khí dầu mỏ hóa lỏng, rượu và thương mại điện tử.

Cục QLTT Hà Nội đã triển khai thực hiện các Chỉ thị, các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Tổng cục QLTT về công tác phòng, chống, khống chế bệnh dịch tả lợn châu Phi, cụ thể:

- Triển khai kế hoạch tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến hết năm 2020.

- Thường xuyên phối hợp với các nhãn hiệu hàng hóa, các cá nhân, công ty đại diện sở hữu trí tuệ để tổ chức các lớp tập huấn phân biệt hàng giả - hàng thật từ đó rèn luyện kỹ năng, nâng cao trình độ trong quá trình kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của công chức Quản lý thị trường.

Kết quả kiểm tra, kiểm soát thị trường:

Năm 2019, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã kiểm tra 8.838 vụ việc. Xử phạt trên 110 tỷ đồng.Trong đó, phạt hành chính: 50,4 tỷ đồng; Tịch thu hàng hóa vi phạm trị giá: 21,4 tỷ đồng; Xử lý tiêu hủy, tái chế/buộc thay đổi mục đích sử dụng hàng hóa vi phạm trị giá: 38,3 tỷ đồng.

 

   

Phát biểu và chỉ đạo Hội nghị đồng chí Trần Hữu Linh - Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường đánh giá cao về kết quả Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đạt được trong năm 2019 và đề nghị Cục Quản lý thị trường thành phố cần chủ động, làm tốt những nhiệm vụ sau:

1. Tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới; Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị 17/CT-TTg ngày 19/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 11/KH-BCĐ389 ngày 08/8/2018 của Ban chỉ đạo 389 Quốc gia về tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng và vị thuốc y học cổ truyền.

2. Nắm vững diễn biến tình hình hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả theo lĩnh vực, địa bàn phụ trách để kịp thời phát hiện, nhận diện các vấn đề nổi cộm, các lĩnh vực mặt hàng vi phạm mới nổi để đấu tranh ngăn chặn.

3. Chủ động phối hợp xây dựng, triển khai đồng bộ các phương án, chuyên đề, kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm; thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo để có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành; tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch để rút kinh nghiệm, đề ra các giải pháp đấu tranh phù hợp với tình hình thực tiễn. 

4. Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác phối hợp với các lực lượng chức năng… trong đấu tranh chống buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh hoạt động trao đổi thông tin với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng để công tác kiểm tra, xử lý hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đạt hiệu quả. Đồng thời tiếp tục tăng cường công tác cung cấp thông tin về kết quả, tình hình hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường cho nhiều cơ quan thông tấn, báo chí; thông tin đầy đủ, kịp thời về các vụ việc, vấn đề nổi cộm trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường để truyền thông rộng rãi đến quần chúng nhân dân, giải quyết kịp thời bức xúc trong dư luận. 

5. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, ký cam kết không buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội.

6. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy, nhân sự (trong đó tập trung vào việc hợp nhất một số Đội QLTT theo lộ trình đến hết năm 2020) để nhanh chóng ổn định tổ chức và hoạt động một số Phòng, Đội QLTT.

7. Quán triệt, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 10/CT-TTG của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14/CT-BCT, Chỉ thị số 23/CT-BCT của Bộ Công Thương về nâng cao chất lượng hoạt động công vụ của công chức QLTT, nâng cao hiệu quả công tác QLTT; coi trọng công tác xây dựng lực lượng QLTT trong sạch, vững mạnh, không tham nhũng, tiêu cực, kiên quyết đưa ra khỏi lực lượng những công chức, người lao động có hành vi vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu, gây phiền hà khi thực thi công vụ hoặc không hoàn thành nhiệm vụ được giao.

8. Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu; xem xét, xử lý trách nhiệm người đứng đầu và công chức trực tiếp quản lý địa bàn nếu để xảy ra buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả phức tạp, nghiêm trọng, kéo dài, gây bức xúc trong nhân dân mà không có giải pháp khắc phục hiệu quả.

9. Tập trung nguồn lực tổ chức triển khai thực hiện các đề án, kế hoạch, nhiệm vụ quan trọng đã được phê duyệt.

   

Trên cơ sở ý kiến phát biểu chỉ đạo của đồng chí Tổng cục trưởng, đồng chí Chu Xuân Kiên - Bí thư Đảng ủy - Cục trưởng thay mặt cho lãnh đạo Cục Quản lý thi trường thành phố Hà Nội xin tiếp thu toàn bộ ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng cục trưởng để triển khai nhiệm vụ năm 2020 đạt hiệu quả cao nhất.

Cục QLTT Hà Nội

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc