DetailController

Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc tổ chức Hội thảo "Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ"

Triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Tiểu ban Hợp tác kinh tế, Ủy ban thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc, Cục Quản lý thị trường phối hợp với Cơ quan Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Hàn Quốc (KOTRA) tổ chức Hội thảo "Nâng cao nhận thức về quyền sở hữu trí tuệ" tại Hà Nội ngày 9/5 và tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/5/2018.

Hội thảo nhằm công bố kết quả khảo sát, nghiên cứu về thực trạng tình hình xâm phạm và thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, thực trạng hệ thống pháp luật Việt Nam về thực thi quyền sở hữu trí tuệ, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

Tham dự Hội thảo có đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, Chi cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, Hiệp hội thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc KIPA, Trung tâm nghiên cứu sở hữu trí tuệ Hàn Quốc, đại diện các doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc.

Ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường phát biểu.

Trong bài phát biểu khai mạc Hội thảo, ông Trần Hùng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường nhấn mạnh "Thực thi quyền sở hữu trí tuệ có ý nghĩa ngày càng quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, đặc biệt trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Là một quốc gia đang phát triển, Việt Nam luôn coi trọng việc bảo hộ, thực thi quyền sở hữu trí tuệ và đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, tuy nhiên công tác chống hàng giả, thực thi quyền sở hữu trí tuệ vẫn còn nhiều khó khăn, phức tạp".

Ông Yoon Jooyoung - Tổng Giám đốc KOTRA, Trưởng Thương vụ trực thuộc Tổng Lãnh sự quán Hàn Quốc tại thành phố Hồ Chí Minh, trong lời chào mừng của mình, có nhận xét "Số liệu đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng cho thấy sự nỗ lực và quan tâm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn hàng giả lưu thông trên thị trường và nhiều vụ việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã và đang xảy ra". Ông Yoon Jooyoung cũng nhấn mạnh sự cần thiết tổ chức Hội thảo này đối với hai quốc gia, qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Tại Hội thảo, đại diện Cục Quản lý thị trường trình bày về thực trạng và công tác xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các cơ quan chức năng tại Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu của Hàn Quốc phân tích và đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng của Việt Nam liên quan đến sở hữu trí tuệ và hàng giả.

Theo  đại diện Trung tâm Nghiên cứu Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KISTA) cho biết, hiện nay, ngày càng nhiều doanh nghiệp Hàn Quốc, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa  bị vi phạm về sở hữu trí tuệ, tập trung chủ yếu ở các sản phẩm như: mỹ phẩm, dược phẩm và các hàng hóa tiêu dùng... Bên cạnh đó, theo kết quả khảo sát đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hàn Quốc đang hoạt động tại Việt Nam cho thấy, chỉ khoảng 38% số doanh nghiệp của Hàn Quốc đăng ký và quan tâm về sở hữu trí tuệ.

Hội thảo cũng lắng nghe đại diện các doanh nghiệp Hàn Quốc trình bày các biện pháp của doanh nghiệp để đối phó với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ các thực trạng và phân tích này, các nhà nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị về cơ chế chính sách nhằm nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam như sau:

 - Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khảo sát thực trạng và xu hướng của hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để hiểu rõ hơn về các hành vi của thị trường.

 - Nâng cao vai trò và trách nhiệm của lực lượng Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng.

 - Tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam.

 - Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng thực thi trong công tác chống hàng giả, hợp tác chặt chẽ với các công ty nước ngoài tại Việt Nam: nâng cao khả năng nhận diện hàng giả.

 - Xây dựng kế hoạch chiến lược trung hạn và dài hạn để đào tạo các lực lượng chức năng.

 - Hình thành mối quan hệ hợp tác 3 bên: Chính phủ, chủ sở hữu quyền và nhà cung cấp các công cụ trực tuyến để chia sẻ thông tin.

 - Tăng cường hợp tác công - tư trong việc nhận diện hàng thật - hàng giả.

 - Tăng cường hợp tác công - tư tại Hàn Quốc và hợp tác công - tư tại Việt Nam: hệ thống báo cáo và trả lời thông qua thiết bị di động.

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc