DetailController

Hội thảo lấy ý kiến đóng góp đối với Đề án đào tạo, bồi dưỡng cho công chức QLTT giai đoạn 2021-2025

Sáng ngày 11/12/2020, tại Trụ sở, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý đối với Đề án đề đào tạo, bồi dưỡng cho công chức QLTT, giai đoạn 2021-2025. Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương chủ trì Hội thảo.

Toàn cảnh Hội nghị

Đề án đào tạo, bồi dưỡng cho công chức QLTT giai đoạn 2021-2025 được Lãnh đạo Tổng cục giao cho Vụ Thanh tra – Kiểm tra chủ trì thực hiện. Tham dự Hội thảo và đóng góp ý  cho Đề án là những nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia cao cấp có trình độ, chuyên môn cao trong nước.

Ông Ngô Văn Phong (ảnh giữa) Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh tra - Kiểm tra đang lắng nghe các ý kiến góp ý từ các đại biểu

Đề án được thực hiện với mục tiêu chung là đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức QLTT nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, chuyên sâu từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. Bên cạnh đó, Đề án còn được thực hiện nhằm mục tiêu chung là tăng cường công tác kiểm tra đối với công chức QLTT, đặc biệt là công chức đã có thâm niên công tác tại ngành và giữ các chức vụ nhất định; định kỳ tổ chức các kỳ thi sát hạch chuyên môn, nghiệp vụ qua đó kịp thời nâng cao năng lực hoặc bố trí công việc khác phù hợp với công chức không đạt yêu cầu về năng lực. Đồng thời, tùy theo tình hình thực tế tại cơ quan,đơn vị có hình thức biểu dương, khen thưởng phù hợp với công chức đạt yêu cầu năng lực.

Tại Hội thảo, ông Ngô Văn Phong, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh tra – Kiểm tra đã tóm tắt các nội dung chính của Đề án, theo đó Đề án sẽ tiến hành đánh giá một cách toàn diện, khách quan thực trạng trình độ, nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ, công chức lực lượng QLTT và hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong thời gian qua, chỉ rõ những ưu điểm cũng như những tồn tại và nguyên nhân.

Thứ hai, đề án hình thành các mục tiêu, giải pháp cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức lực lượng QLTT đến năm 2025;

Thứ ba, ông Phong cũng cho biết trong đề án có đề xuất phân công nhiệm vụ cụ thể cho các tổ chức, đơn vị thuộc Tổng cục với lộ trình tổ chức thực hiện rõ ràng nhằm tạo lập một cơ chế quản lý và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng hợp lý, khoa học phù hợp với điều kiện Việt Nam đồng thời đáp ứng chuẩn mực quốc tế, có khả năng không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng để qua đó nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức nói riêng, hiệu quả của lực lượng QLTT nói chung.

Đề án cũng đưa ra mục tiêu cụ thể, 100% công chức lãnh đạo QLTT các cấp và cán bộ trong quy hoạch được đào tạo cao cấp lý luận chính trị, trung cấp lý luận chính trị và bồi dưỡng kỹ năng, lãnh đạo quản lý cấp vụ, cấp phòng; 90% công chức QLTT có kiến thức ngoại ngữ, tin học cơ bản theo tiêu chuẩn ngạch và vị trí việc làm đáp ứng nhu cầu công việc, trong đó có mọt số bộ phận được đào tạo bồi dưỡng tin học nâng cao, chuyên sâu về nghiệp vụ; 100% công chức được bồi dưỡng công tác chuyên ngành theo vị trí việc làm, theo nhóm nghiệp vụ chuyên sâu.

Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương chủ trì Hội nghị

Để làm được điều đó, trong đề án cũng nêu rõ việc bồi dưỡng, tập huấn phải được thực hiện đúng lúc, kịp thời, thường xuyên, có nội dung cập nhật, phương pháp linh hoạt phù hợp với từng đối tượng. Cần lựa chọn các cơ sở đào tạo có chất lượng, chuyên môn cao. Đồng thời nâng cao ý thức, trách nhiệm và thái độ học tập của cán bộ, công chức qua các bài sát hạch định kỳ được Tổng cục tổ chức.

Theo ông Nguyễn Đình Phiên, Hiệu trưởng trường Hải Quan Việt Nam, Đề án đề đào tạo, bồi dưỡng cho công chức QLTT, giai đoạn 2021-2025 đã đi tương đối đúng định hướng "Đề án khái quát, nêu ra được khá đầy đủ yêu cầu. Tôi nắm bắt và góp ý được ngay" ông Phiên đánh giá.

Ông Nguyễn Đình Phiên, Hiệu trưởng trường Hải Quan Việt Nam

Ông Phiên cũng nhận định, QLTT và Hải Quan có sự tương đồng, cho nên "Khó khăn, vướng mắc của Tổng cục QLTT như thế nào chúng tôi đã từng vấp phải". Chia sẻ một số kinh nghiệm về mặt giảng viên, Hiệu trưởng Trường Hải Quan Việt Nam cho biết, để tìm được giảng viên tại Hải Quan dù phức tạp nhưng có lối đi, do Hải Quan có mạng lưới trên thế giới nên dễ dàng tham khảo. Giảng viên chủ yếu là giảng viên công chức, đội ngũ cơ hữu hành chính, văn phòng và giảng viên kiêm chức, thay đổi, cập nhật liên tục (đội ngũ làm khung chương trình, đội ngũ viết giáo trình, đội ngũ tham gia giảng dạy,...). ông Phiên cũng chia sẻ, Đội ngũ giảng viên kiêm chức rất quan trọng, hàng năm bồi dưỡng nhờ trường Đào tạo bồi dưỡng Bộ Giáo dục để nâng cao đội ngũ giảng viên. 

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Ngọc Vân, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức Nhà nước - Bộ Nội vụ khẳng định, để thực hiện các quy định của Chính phủ hiện nay, việc xây dựng Đề án đào tạo, bồi dưỡng là cần thiết. Đồng chí Vân đánh giá cao cách tiếp cận Đề án của Tổng cục QLTT. "Tiếp cận một cách nghiêm túc, đã tham khảo nhiều đề án, văn bản trước đây của các đơn vị. Ngoài ra còn có nhiều phụ lục con số tăng tính hữu dụng của đề án" ông Vân nói. 

TS Nguyễn Ngọc Vân, Viện trưởng Viện Khoa học tổ chức nhà nước (Bộ Nội vụ) phát biểu tại Hội thảo

Đồng chí Nguyễn Ngọc Vân cũng đã đưa ra nhiều góp ý chi tiết vào các mục như quy mô, mục tiêu, đào tạo cũng như cách tổ chức thực hiện Đề án.

Ngoài ra, ý kiến của các thành viên khác tham gia Hội thảo cũng đánh giá cao tính công phu, chất lượng mà Đề án đang triển khai đồng thời đưa ra các góp ý để Đề án được hoàn thiện hơn.

Gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia cao cấp đã dành thời gian quý báu tham dự và góp ý đối với Đề án mà Tổng cục QLTT đang thực hiện, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Hoàng Ánh Dương nhấn mạnh, Tổng cục sẽ nghiêm túc nghiên cứu, xem xét tiếp thu các ý kiến để đạt mục tiêu đề ra: Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ công chức QLTT nắm vững đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, chuyên sâu từng bước đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại. 

Phó Tổng Cục trưởng đề nghị Ban soạn thảo trên cơ sở ý kiến đóng góp của các chuyên gia cần nghiên cứu sâu để hoàn thiện Đề 

Quyên Lưu
Tổng cục QLTT

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc