DetailController

Hội thảo về quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất xe máy và những tác động của việc vi phạm đến đời sống xã hội, kinh tế Việt Nam

Ngày 26 tháng 9 năm 2017, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo “Sở hữu trí tuệ và các vấn đề trong việc thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam” do Liên hiệp các nhà sản xuất xe máy Châu Á tổ chức.

Tham dự Hội thảo có các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM) và đại diện Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường, Cục Cảnh sát kinh tế, Cục Sở hữu trí tuệ và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Hiện nay, tình hình hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ diễn biến phức tạp hơn với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn và mang nhiều yếu tố nước ngoài. Trong những năm qua, các cơ quan thực thi quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam đã phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm về sở hữu trí tuệ, trong đó không ít các vụ việc liên quan đến ngành công nghiệp xe máy như các vụ việc giả mạo nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu đã đăng ký không có sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, xâm phạm kiểu dáng công nghiệp, xâm phạm sáng chế. Trong đó, điển hình như một số dòng xe máy của hãng Honda, Suzuki,… bị các mẫu xe Trung Quốc sao chép với kiểu dáng tương tự ngay sau khi xe chính hãng xuất hiện trên thị trường.  Đối với mặt hàng xe điện, một số cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, phân phối các mẫu xe điện có kiểu dáng xâm phạm kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ và/hoặc gắn nhãn hiệu đã được bảo hộ. Tình trạng nhập khẩu, sản xuất, buôn bán phụ tùng xe máy giả mạo nhãn hiệu vẫn diễn biến phức tạp trên thị trường.

Theo Ông Nguyễn Trọng Tín – Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường, trong 6 tháng đầu năm 2017, lực lượng Quản lý thị trường đã xử lý 2721 vụ hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với giá trị hàng hoá vi phạm khoảng 21,82 tỷ đồng, tổng số tiền xử phạt là 16,8 tỷ đồng. Trong đó, xử lý 9.730 phụ tùng xe máy các loại, phần lớn phụ tùng là nhập lậu (9192 phụ tùng) và số còn lại vi phạm về nhãn hiệu hàng hoá. Một số vụ việc tiêu biểu mà lực lượng Quản lý thị trường đã phát hiện và xử lý trong thời gian qua là:

-  Tháng 2/2017, Chi cục Quản lý thị trường An Giang đã xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cơ sở kinh doanh phụ tùng xe máy giả nhãn hiệu NGK ở TP.Long Xuyên, tỉnh An Giang. Số tiền phạt là 6.000.000 đồng, đồng thời tịch thu 37 chiếc bugi giả nhãn hiệu NGK, thu số tiền bất hợp pháp có được do kinh doanh hàng giả là 1.323.000 đồng và đình chỉ hoạt động kinh doanh hàng hoá vi phạm của cơ sở trong 2 tháng.

-  Tháng 11/2016, lực lượng Quản lý thị trường và Công an kinh tế Lào Cai đã tiến hành kiểm tra một lô hàng phụ tùng xe máy nghi là hàng giả đang tập kết tại địa bàn thành phố Lào Cai. Qua kiểm tra và xác minh lực lượng chức năng đã tịch thu để xử lý 1.955 chiếc xích cam xe máy giả mạo nhãn hiệu HONDA-267 chiếc nhông sau xe máy giả mạo nhãn hiệu Mạnh Quang, 196 chiếc dây công-tơ-mét xe máy giả mạo nhãn hiệu PAG và ABLE; 650 chiếc phao xăng xe máy và 80 chiếc còi xe máy.

Phát biểu tại Hội thảo, Ông Nguyễn Trọng Tín cũng chỉ ra các nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới, trong đó chú trọng tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan thực thi với các Hiệp hội, các doanh nghiệp, cơ quan truyền thông và người tiêu dùng trong công tác chống hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Tại Hội thảo, Ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng Cục SHTT trình bày về tầm quan trọng của việc đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh toàn cầu và giới thiệu các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về quyền sở hữu trí tuệ. Bà Nguyễn Như Quỳnh, Phó Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ có bài trình bày về thực trạng công tác thực thi tại Việt Nam, đặc biệt là những khó khăn, thử thách đối với ngành công nghiệp xe máy gặp phải trong thực thi quyền sở hữu trí tuệ và các biện pháp khắc phục. Ông Shigehiro Kondo, Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Nhật Bản chia sẻ kinh nghiệm của Nhật Bản về thực trạng phòng chống hàng giả tại Nhật Bản.

Kết thúc Hội thảo, ông Gianluca Flume -  Đại diện Ban điều hành VAMM đã thể hiện mối quan tâm sâu sắc của VAMM đến việc thực thi quyền SHTT ở Việt Nam thông qua công bố một Văn bản kiến nghị của VAMM về thực trạng thực thi quyền SHTT tại Việt Nam trong đó đề xuất 02 nhóm giải pháp: kiện toàn lại khung pháp lý và nâng cao năng lực thực thi trong đó có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa doanh nghiệp, hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước.

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc