Kinh doanh phân bón kể từ ngày 20/9/2017 phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón

Ngoài ra, người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học. Giấy này do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp sau quá trình đào tạo 03 ngày.
Trường hợp cơ sở buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón, trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Đáng chú ý, Nghị định này quy định, các tổ chức, cá nhân đang hoạt động buôn bán phân bón trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang kiểm tra, xử lý phân bón
Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phân bón quy định đối với các hành vi vi phạm về buôn bán phân bón thì phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 100 triệu đồng gồm: một trong các hành vi vi phạm như: Buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc phân bón hết hạn sử dụng; không duy trì đầy đủ các điều kiện về buôn bán phân bón theo quy định; xếp đặt chung, để lẫn phân bón với một trong các loại hàng hóa khác như lương thực, thực phẩm, hàng giải khát, thức ăn chăn nuôi, thuốc y tế, thuốc thú y; buôn bán phân bón trong giai đoạn đang nghiên cứu, khảo nghiệm, dự án sản xuất thử nghiệm khi chưa có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam; buôn bán phân bón khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón…
Đối với hành vi buôn bán phân bón không có Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam có giá trị từ 200.000.000 đồng trở lên thì tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh bị xử phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị: Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón hoặc đình chỉ hoạt động buôn bán phân bón có thời hạn đối với các hành vi vi phạm tương ứng; buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất phân bón hết hạn sử dụng, buộc tiêu hủy hoặc tái chế hoặc chuyển sang làm nguyên liệu phân bón…
Đáng chú ý, đối với tổ chức, cá nhân hoạt động buôn bán phân bón trước ngày 20 tháng 09 năm 2017 mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón thì tạm thời chưa xử phạt hành vi vi phạm này. Kể từ ngày 20 tháng 9 năm 2020 hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 55/2018/NĐ-CP ngày 16/4/2018 của Chính phủ.