DetailController

Lực lượng quản lý thị trường: Lớn mạnh cùng sự phát triển của ngành Công Thương

Trải qua những ngày đầu thành lập với muôn vàn khó khăn, 61 năm qua (3/7/1957 - 3/7/2018) dù không ít lần thay đổi mô hình nhưng lực lượng quản lý thị trường (QLTT) cả nước vẫn không ngừng phấn đấu, nỗ lực để thực hiện tốt nhất mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình trao Cờ thi đua của Chính phủ cho Cục Quản lý thị trường

Chủ công trên mặt trận chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại

Ngày 3/7/1957, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 290/TTg thành lập Ban QLTT Trung ương và các ban QLTT tỉnh, thành phố và khu tự trị trong cả nước. Đây chính là mốc son đánh dấu sự ra đời của lực lượng QLTT hiện nay. 

Trong quá trình phát triển, cơ cấu tổ chức của lực lượng QLTT đã có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn, nhưng ngay từ khi mới thành lập, lực lượng QLTT cả nước đã thể hiện rõ vai trò chủ công trên mặt trận kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống các hoạt động buôn lậu, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái phép trên thị trường nội địa.

Giai đoạn 1995-2016, lực lượng QLTT đã xử lý gần 2 triệu vụ vi phạm, thu nộp ngân sách nhà nước gần 6.000 tỷ đồng, cùng lực lượng chức năng đưa nhiều vụ vi phạm quy mô lớn truy tố hình sự. Riêng năm 2017, QLTT cả nước đã kiểm tra 164.355 vụ; phát hiện, xử lý 103.146 vụ vi phạm với tổng số thu nộp ngân sách 511,75 tỷ đồng; ước trị giá hàng tịch thu trên 215 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 206 tỷ đồng. Một số chi cục QLTT đạt kết quả cao về số thu nộp ngân sách nhà nước như: TP. Hồ Chí Minh (118,8 tỷ đồng); Hà Nội (56,1 tỷ đồng); Lạng Sơn (24,2 tỷ đồng); Đà Nẵng (18,1 tỷ đồng); Thanh Hóa (17,1 tỷ đồng); Cần Thơ (15,1 tỷ đồng); Bắc Ninh (13,1 tỷ đồng); An Giang (11,5 tỷ đồng); Đồng Nai (11,3 tỷ đồng); Bắc Giang (11,1 tỷ đồng); Bình Dương (10 tỷ đồng)...

Đặc biệt, lực lượng QLTT đã làm tốt công tác thường trực, giúp việc, tham mưu cho Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại (BCĐ 389) ở Trung ương và địa phương; tổ chức tốt sự phối hợp giữa các bộ, ngành, lực lượng chức năng, giữa Trung ương và chính quyền địa phương trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại.

Cục QLTT (Cơ quan Thường trực BCĐ 389 Bộ Công Thương) đã trực tiếp ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn lực lượng QLTT cả nước triển khai kịp thời, nghiêm túc các nhiệm vụ do Chính phủ, Bộ Công Thương giao. Đồng thời, cục cũng chủ trì triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm (ATTP); đôn đốc triển khai Kế hoạch tăng cường phòng, chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giả, kém chất lượng; tổ chức các đoàn kiểm tra, tăng cường đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá và vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng...

Đáng chú ý, trong thời gian qua, Cục QLTT đã chỉ đạo các chi cục QLTT vào cuộc, xác minh trang web có dấu hiệu bán hàng giả; giải quyết, xử lý nhanh chóng những vụ việc khi thấy có dấu hiệu vi phạm như vụ Vinaca, Thanh Mộc Hương, Mumuso…; chỉ đạo chi cục QLTT các địa phương kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh đường nhập lậu, giả mạo xuất xứ hàng hóa tại Kiên Giang, Long An, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Trị, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế.

Bên cạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, lực lượng QLTT còn thực hiện rà soát, nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo đảm tính khả thi và sát với tình hình thực tế; chú trọng triển khai đồng bộ công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đến các đối tượng. 

"Những kết quả đã làm được là minh chứng rõ nhất cho vai trò của đội ngũ QLgiúp ổn định thị trường, bảo vệ sản xuất trong nước và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; từ đó, góp phần thực hiện thắng lợi các giải pháp phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội. Điều này đã được Chính phủ, các bộ, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân ghi nhận, đánh giá cao" - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ 389 Quốc gia khẳng định.

Phát huy theo hướng chính quy – chuyên nghiệp – hiện đại 

Hiện nay, hệ thống tổ chức của lực lượng QLTT gồm: Cục QLTT (Bộ Công Thương) và 63 chi cục QLTT thuộc sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với đội ngũ hơn 6.700 công chức và người lao động công tác tại 680 đội QLTT tại các quận, huyện, thị xã hoặc liên huyện trên địa bàn cả nước. Lực lượng QLTT có trang thiết bị, phương tiện phục vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, trang phục ngành, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu và cờ hiệu khi thực thi công vụ…

Mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ nhưng mô hình tổ chức và hoạt động của QLTT đã và đang bộc lộ những bất cập, chưa phù hợp với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường. Nguyên nhân chủ yếu là do lực lượng QLTT hoạt động phân tán, cắt khúc theo vùng lãnh thổ, chưa được tổ chức theo mô hình ngành dọc từ Trung ương đến địa phương.

Trước tình hình đó, triển khai quy định tại Pháp lệnh QLTT và Nghị định số 98/2017/NĐ-CP, Cục QLTT đã chủ trì phối hợp với các đơn vị xây dựng Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục QLTT, kèm theo Đề án Tổng cục QLTT trực thuộc Bộ Công Thương. 

Dự thảo Quyết định và dự thảo Đề án có thay đổi căn bản về mô hình tổ chức. Theo đó, Tổng cục QLTT được tổ chức thành hệ thống ngành dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính hoặc theo yêu cầu nhiệm vụ, bảo đảm sự chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo nguyên tắc tập trung thống nhất. Việc kiện toàn lại tổ chức Tổng cục QLTT trên cơ sở kế thừa và phát triển tổ chức hiện có nhằm thống nhất mối quan hệ chỉ đạo, điều hành từ Trung ương đến địa phương; đảm bảo ổn định, tránh xáo trộn lớn, không phát sinh tăng đầu mối, biên chế và đảm bảo vận hành ngay, đạt hiệu quả cao. 

Báo Công Thương

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc