DetailController

Lực lượng Quản lý thị trường tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ năm 2024

Nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) trong công tác xử lý vi phạm hành chính và trao đổi kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình triển khai nhiệm vụ tại các đơn vị thuộc Tổng cục; trong các ngày từ 16-22/01/2024, Tổng cục QLTT đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ năm 2024.

Tham dự Hội nghị có các Đồng chí Lãnh đạo Tổng cục, Lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục và Lãnh đạo các Cục, Phòng, Đội Quản lý thị trường tại các khu vực miền Bắc, miền Trung - Tây Nguyên và Miền Nam.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh nhấn mạnh tầm quan trọng của công tác tập huấn nghiệp vụ đối với lực lượng QLTT. Tại Hội nghị, Lãnh đạo các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục sẽ phổ biến về các nội dung chuyên môn quan trọng để triển khai thực hiện trong năm 2024; đồng thời sẽ trao đổi, thảo luận nhằm trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của Cục QLTT các tỉnh, thành phố.

“Năm 2024 là năm lực lượng QLTT sẽ phải tập trung triển khai rất nhiều công việc, với những tính chất và yêu cầu mới; do vậy đề nghị các Cục QLTT cần phải chủ động, kịp thời tổ chức, triển khai các chỉ đạo của Tổng cục” - Tổng Cục trưởng nhấn mạnh.

Tổng cục QLTT đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ năm 2024

Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị tập huấn

Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thực chất, hiệu quả

Thẳng thắn nhìn nhận về thực trạng công tác kiểm tra xử lý VPHC, ông Kiều Dương, Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế nhận định, trong năm 2023 công tác kiểm tra thi hành pháp luật tại các địa phương chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Còn tồn tại tình trạng nể nang, né tránh trong công tác bảo đảm tuân thủ pháp luật trong hoạt xử phạt VPHC.

Nguyên nhân của tình trạng này cũng được Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế đưa ra, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có nhiều thay đổi trong thời gian ngắn, chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, rõ ràng, dễ áp dụng. Trình tự, thủ tục xử phạt VPHC, áp dụng các biện pháp ngăn chặn có nhiều thay đổi cơ bản. Việc triển khai ứng dụng Hệ thống INS tại một số đơn vị còn có những hạn chế, bất cập. Bên cạnh đó, năng lực, trình độ công chức chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. Công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát chưa quyết liệt, còn lỏng lẻo, thiếu nghiêm túc…

Vụ trưởng Vụ Chính sách - Pháp chế Kiều Dương trao đổi về  thực trạng công tác kiểm tra xử lý VPHC

Theo ông Kiều Dương, giải pháp trong thời gian tới cần nhận thức đúng đắn sứ mệnh, giá trị cốt lõi của lực lượng QLTT. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kiểm tra, xử lý VPHC của lực lượng QLTT. Đề cao yếu tố con người, đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng theo hướng thực chất, hiệu quả; lựa chọn, sử dụng, đánh giá nhân sự hợp lý, khoa học gắn với năng lực thực thi nhiệm vụ. Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, kiểm tra, giám sát; kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và xử lý nghiêm sai phạm trong thực thi công vụ. Triển khai có hiệu quả chính sách đãi ngộ, trọng dụng, khen thưởng và tôn vinh các giá trị nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp của công chức QLTT.

Trao đổi đến một số vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành và nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ, kiểm tra nội bộ, ông Ngô Văn Phong, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Thanh tra - Kiểm tra cho biết, trong năm 2023, Tổng cục đã cử công chức tham gia 17 Đoàn thanh tra chuyên ngành xăng dầu do Các Cục QLTT thành lập. Đây là lần đầu tiên hoạt động thanh tra chuyên ngành của các Cục có sự tham gia phối hợp, hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ về thanh tra của công chức đang công tác tại Tổng cục QLTT ở trung ương, đảm bảo cuộc thanh tra chất lượng, hiệu quả và đúng định hướng chung trong lực lượng.

Đối với lĩnh vực kiểm tra định kỳ, trong năm 2023 số tiền thu nộp NSNN đạt 41,362 tỷ đồng, tăng 1,5 lần so với năm 2022, tăng 03 lần so với năm 2020, 2021. Số liệu trên cho thấy hoạt động kiểm tra theo kế hoạch định kỳ của lực lượng QLTT ngày càng hiệu quả, tập trung đúng, chính xác vào đối tượng, lĩnh vực cần được kiểm tra và phát hiện vi phạm.

Ông Ngô Văn Phong trao đổi một số vấn đề liên quan đến công tác thanh tra chuyên ngành và nâng cao chất lượng kiểm tra định kỳ, kiểm tra nội bộ

Cũng theo Lãnh đạo Vụ Thanh tra - Kiểm tra, trong thời gian tới Vụ sẽ xem xét xây dựng đề cương kiểm tra mẫu đối với một số lĩnh vực như xăng dầu, LPG, ATTP. Tăng số lượng cuộc kiểm tra định kỳ trên cơ sở số tổ chức/ cá nhân kinh doanh và số lượng công chức tại địa bàn. Đặc biệt yêu cầu Cục QLTT các tỉnh chỉ đạo các Đội QLTT địa bàn nắm bắt tình hình hoạt động đối với các chi nhánh/cửa hàng/ địa điểm kinh doanh trực thuộc các tổ chức, cá nhân nhằm phục vụ công tác quản lý, tiến  hành kiểm tra đột xuất khi  phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm; số lượng tổ chức, cá nhân dự kiến kiểm tra không thấp hơn so với kế hoạch kiểm tra định kỳ đã được phê duyệt.

Chấn chỉnh tác phong làm việc, tạo thói quen thường xuyên rà soát, cập nhật dữ liệu đối tượng của Kế hoạch 888

Đánh giá về Kế hoạch 888 trong năm 2023 và giải pháp cho năm 2024, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT cho biết, trong năm 2023, đối với công tác quản lý địa bàn việc tổng hợp dữ liệu, xây dựng danh sách quản lý còn chưa đầy đủ. Công chức chưa tạo thói quan cập nhật hệ thống lên INS dẫn đến tình trạng thiếu dữ liệu triển khai kế hoạch. Chưa có phương pháp quản lý địa bàn hiệu quả trong tình trạng các tổ chức, cá nhân thường xuyên thay đổi; các đối tượng vi phạm ngày càng tinh vi, hiểu luật và sử dụng các phương tiện hiện đại trong quá trình thực hiện hành vi vi  phạm.

Trong việc xây dựng kế hoạch, một số đơn vị nhầm lẫn Kế hoach 888 là một Kế hoạch chuyên đề dẫn đến vẫn hiểu số lượng tổ chức, cá nhân triển khai là số lượng tổ chức, cá nhân được đơn vị đăng ký kiểm tra hàng năm. Trong khi đó, theo nội dung của Kế hoạch 888 là 100% các tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng của Kế hoạch phải được tuyên truyền và không còn tình trạng bày bán công khai hàng hóa vi phạm.

Theo đó, định hướng thực hiện Kế hoạch trong năm 2024, ông Nguyễn Đức Lê cho rằng cần chấn chỉnh tác phong làm việc, tạo thói quen thường xuyên rà soát, cập nhật dữ liệu đối tượng của Kế hoạch 888 đồng thời gắn trách nhiệm đến từng công chức, công chức lãnh đạo trong công tác quản lý địa bàn, khuyến khích đổi mới, sáng tạo trong phương pháp đi đôi với áp dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý địa bàn.

Ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT đánh giá về Kế hoạch 888 trong năm 2023 và giải pháp cho năm 2024

Gắn liền công tác quản lý địa bàn với hoạt động tuyên truyền pháp luật; thường xuyên báo cáo, cập nhật tình hình thực hiện đặc biệt là các khó khăn, vướng mắc về Tổng cục để có sự hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời; giao lưu, học tập trao đổi kinh nghiệm với các Cục QLTT về thực hiện Kế hoạch.

Chủ trì hoặc phối hợp với các cơ quan thuộc UBND các tỉnh, thành phố; Ban Chỉ đạo 389 các cấp triển khai các đợt truyên truyền; chủ động xây dựng và thực hiện các Kế hoạch chuyên đề/ Kế hoạch kiểm tra liên ngành đối với các lĩnh vực, ngành hàng trọng điểm là đối tượng của Kế hoạch 888.

Xây dựng phong trào thi đua của các Đội trong công tác quản lý địa bàn; trong thực hiện các đợt cao điểm kiểm tra, tuyên truyền thực hiện mục tiêu của Kế hoạch 888; tổ chức các sự kiện nhân ngày phòng chống hàng giả 29/11 hàng năm nhằm thúc đẩy công tác thi đua, khen thưởng thực sự là “đòn bẩy”, kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt động, phát huy hết tài năng của mình trong việc thực hiện các mục tiêu đề ra trong năm 2024.

Cũng tại Hội nghị, đại diện Lãnh đạo Vụ Tổ chức Cán bộ, Vụ Tổng hợp - Kế hoạch - Tài chính đã có báo cáo về việc thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/BCSĐ của Ban Cán sự đảng Bộ Công Thương và Kế hoạch điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức lãnh đạo, quản lý cấp Vụ/Cục của các đơn vị thuộc Tổng cục trong năm 2024.

Tại Hội nghị, trao đổi về tầm quan trọng của công tác thanh tra - kiểm tra, Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương đề nghị Cục QLTT các tỉnh, thành phố cần thực hiện nghiêm các Kế hoạch thanh tra, trong đó cần nêu cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị về công tác này. Đồng thời, các đơn vị cũng cần xây dựng Kế hoạch thanh tra - kiểm tra phù hợp, nâng cao chất lượng ngay từ công tác lập Kế hoạch. Cùng trao đổi tại Hội nghị, Lãnh đạo Cục QLTT các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và Kon Tum cũng bày tỏ sự nhất trí cao đối với nội dung Hội nghị và cam kết nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ được giao trong năm 2024.

Phát biểu kết luận Hội nghị, khẳng định tầm quan trọng của công tác kiểm tra chuyên đề, kiểm tra định kỳ, phản ánh sát tính đặc thù và thực tiễn tại địa phương, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề nghị thủ trưởng các đơn vị trong lực lượng QLTT cần nắm sát địa bàn để triển khai thực hiện. Tổng Cục trưởng cũng giao Cục Nghiệp vụ QLTT cần thực hiện tốt hơn công tác định hướng, lập các Kế hoạch chuyên đề và hướng dẫn các Cục QLTT địa phương thực hiện.

Qua 5 năm thành lập, bước sang năm thứ 6, vai trò, trách nhiệm của QLTT ngày càng được khẳng định đi cùng với đó là kỳ vọng của người dân, doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần thay đổi suy nghĩ, tư duy và nắm được sứ mệnh của lực lượng QLTT. Tôi đề nghị các đồng chí phải nắm vững địa bàn, các Đội phải là hạt nhân, lực lượng phản ứng nhanh trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính về QLTT” Tổng Cục trưởng nhấn mạnh.

Cùng với đó, công tác quản lý cán bộ trong năm 2024 cũng được Tổng Cục trưởng tiếp tục lưu ý, đặc biệt là việc giảm số Đội phó theo Nghị quyết của Ban Cán sự đảng và Đề án về chuyển đổi vị trí công tác. “Đây là hai việc rất quan trọng, do đó cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ” Tổng Cục trưởng nói.

Về các nội dung chuyên môn, Tổng Cục trưởng cho rằng diễn biến tình hình thị trường tiếp tục khó dự báo, do đó cần đặc biệt lưu ý đến các mặt hàng quan trọng, như: xăng dầu, gas, khí; đặc biệt là chống hàng giả trên TMĐT, cần phải có kế hoạch cụ thể trong triển khai thực hiện.

Đối với công tác kiểm tra, sát hạch cán bộ, Tổng Cục trưởng cho rằng, qua 03 năm thực hiện đã tạo phong trào, động lực cho cán bộ học hỏi, tìm tòi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chính vì vậy, cần duy trì và đẩy mạnh công tác này trong thời gian tới.

Cuối cùng, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đề nghị các đơn vị cần làm tốt hơn nữa công tác truyền thông nhằm thông tin kịp thời đến doanh nghiệp, người dân những hành vi vi phạm trên thị trường, qua đó góp phần xây dựng hình ảnh cho lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại hơn.

Trước đó, lần lượt trong các ngày 16 và 19/1/2024, Hội nghị Tập huấn nghiệp vụ QLTT được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Lào Cai. Tại các Hội nghị tập huấn, để ghi nhận và biểu dương những kết quả nổi bật của các đơn vị trong lực lượng QLTT đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ năm 2023, lãnh đạo Tổng cục trao giải Cục QLTT xuất sắc nhất năm 2023 cho Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên; giải Cục QLTT hoàn thành xuất sắc nhất chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2023 cho Cục QLTT thành phố Hồ Chí Minh và 10 giải Ấn chỉ vàng cho 10 Đội/Phòng nghiệp vụ QLTT có các thành tích nổi bật trong kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính năm 2023.

 

H.H

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc