DetailController

Tăng cường hợp tác trong xử lý vi phạm kinh doanh đồ chơi xâm phạm thương hiệu LEGO tại Việt Nam

Sáng ngày 7/4, tại trụ sở, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã có buổi làm việc với Đại diện Tập đoàn LEGO về tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các nhãn hiệu đồ chơi của LEGO tại thị trường Việt Nam.

Tham dự buổi làm việc có ông Đỗ Việt Tùng, Giám đốc Đối ngoại của Tập đoàn LEGO, Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam - đại diện Sở hữu trí tuệ của Tập đoàn LEGO tại Việt Nam.

Tại cuộc gặp gỡ, ông Đỗ Việt Tùng, Giám đốc Đối ngoại của Tập đoàn LEGO cho biết, LEGO là một thương hiệu nổi tiếng trên thế giới về lĩnh vực đồ chơi thông minh. Các sản phẩm mang thương hiệu LEGO đã có mặt tại thị trường Việt Nam từ nhiều năm qua và trở thành một trong những nhãn hiệu đồ chơi không chỉ dành cho trẻ em mà với cả người lớn. Chính bởi những thành công và doanh số bán ra rất lớn của LEGO trên thị trường đồ chơi, cộng với giá thành cao nên việc các sản phẩm LEGO bị làm giả, làm nhái trở nên phổ biến.

“Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm đồ chơi xếp hình LEGO diễn ra rất phức tạp và với quy mô lớn trong nhiều năm. Các sản phẩm xâm phạm đa dạng về mặt chủng loại, kênh phân phối, tiêu thụ, và việc buôn bán, kinh doanh cách sản phẩm này có thể cấu thành các hành vi xâm phạm nhãn hiệu, xâm phạm quyền tác giả và cạnh tranh không lành mạnh” ông Tùng chia sẻ.

Bà Vũ Thị Hồng Yến - Giám đốc Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam - đại diện Sở hữu trí tuệ của Tập đoàn LEGO tại Việt Nam

Đại diện Tập đoàn cũng cho biết, Việt Nam là một trong các thị trường trọng điểm trong khu vực mà Tập đoàn LEGO hướng tới. Hiện, Tập đoàn cũng đang xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên và lớn thứ 2 trên thế giới tại tỉnh Bình Dương với tổng mức đầu tư là 1 tỉ USD, dự kiến đưa vào hoạt động trong năm 2024.

Ông Đỗ Việt Tùng - Giám đốc Đối ngoại của Tập đoàn LEGO (ngoài cùng bên trái) và Đại diện Công ty Luật TNHH Rouse Việt Nam chia sẻ về các sản phẩm xâm phạm quyền SHTT của Tập đoàn LEGO 

Chia sẻ tại chương trình làm việc, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, năm 2022, lực lượng Quản lý thị trường đã tiến hành kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính nhiều vụ việc vi phạm liên quan đến thương hiệu LEGO. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa nhập lậu, xâm phạm nhãn hiệu, giả nhãn hiệu LEGO. Trong số đó, nổi bật là 07 vụ việc ở 3 tỉnh, thành phố Hà Nội, Hải Dương, Sóc Trăng, thu giữ trên 2.400 sản phẩm, xử phạt gần 100 triệu đồng.

Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra, lực lượng Quản lý thị trường cũng gặp phải những khó khăn trong việc nhận biết, phân biệt các vi phạm liên quan đến thương hiệu LEGO. Bên cạnh đó, các kiểu dáng, mẫu mã đồ chơi thay đổi liên tục nên khó xử lý vi phạm liên quan đến quyền tác giả, cạnh tranh không lành mạnh. Đặc biệt, do giá cả còn chênh lệch lớn nên người tiêu dùng thường có xu hướng sẵn sàng mua hàng giá rẻ phù hợp với thu nhập nhưng có kiểu dáng, mẫu mã tương tự như sản phẩm LEGO chính hãng.

Để đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng cũng như quyền và lợi ích hợp pháp của Tập đoàn Lego tại Việt Nam, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh khẳng định, trong thời gian tới sẽ tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý tình trạng kinh doanh, buôn bán hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Tập đoàn LEGO. Lãnh đạo Tổng cục cũng mong muốn trong thời gian tới, Tập đoàn LEGO sẽ phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng tuyên truyền phổ biến nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng trong việc phân biệt các sản phẩm đồ chơi Lego chính hãng, những tác hại không mong muốn trong việc sử dụng hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, quyền tác giả của Tập đoàn LEGO.

 

Quyên Lưu
Tổng cục Quản lý thị trường

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc