DetailController

Tổng cục Quản lý thị trường tập huấn phân biệt thiết bị di động giả mạo

Ngày 20/11/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Quản lý thị trường tổ chức tập huấn, triển khai dự án thử nghiệm sử dụng nền tảng nhận diện thiết bị (viết tắt là DCP) để nhận biết các thiết bị di động thật giả (như: điện thoại di động, các loại máy tính bảng,…) cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

Trong khuôn khổ thoả thuận cấp phép cơ sở dữ liệu thiết bị giữa Hiệp hội hệ thống thông tin di động toàn cầu (GSMA) và Tổng cục Quản lý thị trường. Ngày 20/11/2019 tại thành phố Hồ Chí Minh, Tổng cục Quản lý thị trường phối hợp với tập đoàn Qualcomm - một trong những đơn vị cung cấp thông tin để triển khai nền tảng nhận diện thiết bị toàn cầu đã có buổi Tập huấn triển khai sử dụng nền tảng nhận diện thiết bị (viết tắt là DCP) để nhận biết các thiết bị di động thật giả (như: điện thoại di động, các loại máy tính bảng,…) cho các đơn vị trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.

Hội nghị tập huấn triển khai sử dụng nền tảng nhận diện thiết bị

Tại buổi tập huấn, ông Recep Esler - Quản lý cấp cao Tập đoàn Qualcomm cho biết: Tình hình giả mạo thiết bị trên thị trường thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng tăng và đáng lo ngại. Theo báo cáo của Tổ chức bản quyền và sở hữu trí tuệ của Liên minh châu Âu, mỗi năm trên thế giới có khoảng 184 triệu thiết bị điện thoại bị làm giả, gây thất thoát kinh tế khoảng 45 tỷ Euro/năm. Riêng tại thị trường Việt Nam, con số thiết bị di động bị làm giả khoảng 4,5 triệu thiết bị/ năm, chiếm 18%. Việc nhận diện xác định, phân loại thiết bị di động nào là giả mạo, thiết bị nào là nguyên gốc chủ yếu phân biệt dựa trên dãy số IMEI được cấp trên mỗi thiết bị di động được nhà sản xuất chính hãng đăng ký.

Ông Nguyễn Tiến Đạt, đại diện Tổng cục Quản lý thị trường phát biểu tại hội nghị

Theo tổng hợp của Qualcomm, các thiết bị được nhận định qua nền tảng nhận diện cho thấy tình trạng làm giả thiết bị di động xảy ra ở 3 trường hợp như sau:

- Thứ nhất, thiết bị không có số IMEI.

- Thứ hai, có số IMEI nhưng là thông tin tự tạo và tất nhiên khi truy vấn trực tiếp vào dữ liệu IMEI được cung cấp thì đây là những chữ số không tồn tại.

- Thứ ba, số IMEI trên thiết bị là thật nhưng là số của thiết bị cũ được đè lên và sử dụng cho các thiết bị mới.

Hiện nay, GSMA là một trong những đơn vị cung cấp thông tin để triển khai nền tảng nhận diện thiết bị (DCP) mà thông qua đó công chức lực lượng quản lý thị trường có thể nhận dạng được các thiết bị dựa trên IMEI bằng cách truy vấn trực tiếp cơ sở dữ liệu IMEI của GSMA, các thông tin về đặc tính được truy xuất từ cơ sở dữ liệu IMEI của GSMA không khớp với thiết vị vật lý, lực lượng quản lý thị trường sẽ phát hiện ra các thiết bị đó là giả mạo.

Ông Recep Esler - Quản lý cấp cao Tập đoàn Qualcomm giới thiệu nền tảng nhận diện thiết bị DCP

Tại buổi tập huấn, công chức Quản lý thị trường cũng được hướng dẫn tạo tài khoản và cấp quyền sử dụng nền tảng nhận diện thiết bị (DCP) giúp hỗ trợ một cách tốt nhất trong quá trình thực thi công vụ của lực lượng Quản lý thị trường. Đây được coi là một bước tiến mới giúp lực lượng quản lý thị trường nhanh chóng phát hiện ra những thiết bị di động làm giả, nhái, không chính hãng đang lưu thông trên thị trường để kịp thời đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Duy Khánh
Cục QLTT Đắk Lắk

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc