DetailController

Việt Nam - Hàn Quốc: Hợp tác chống hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Sáng ngày 07/11, tại Hà Nội, Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) tổ chức Hội thảo trực trạng và giải pháp nhận diện hàng giả, hàng xâm phạm quyền Sở hữu trí tuệ từ góc nhìn doanh nghiệp Hàn Quốc 2024.

Tham dự Hội thảo, về phía lực lượng chức năng tại Việt Nam có Tổng cục QLTT, Tổng cục Hải Quan, Cục Sở hữu trí tuệ và đại diện 13 Cục QLTT các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc. Về phía đại diện Hàn Quốc có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM, Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO), Cơ quan bảo vệ Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KOIPA) và 10 Doanh nghiệp đại diện cho các thương hiệu lớn đến từ Hàn Quốc.

Phát biểu mở đầu Hội thảo, bày tỏ sự ấn tượng với Việt Nam, bởi có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, lịch sử với Hàn Quốc, ông Jeong In - Sik, Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc cho rằng, các điểm tương đồng này góp phần thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia. Điều đó thể hiện ở việc, Việt Nam là đối tác quan trọng và lớn thứ 3 của Hàn Quốc.

Theo nhận định của ông Jeong In - Sik, Việt Nam là đất nước trẻ, năng động với tốc độ tăng trưởng nhanh. Do ảnh hưởng từ việc mở cửa giao lưu cũng như tốc độ phát triển nhanh chóng từ các giao dịch trực tuyến, trên thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện ngày càng nhiều các sản phẩm hàng giả thương hiệu của Hàn Quốc.

Ông Jeong In - Sik, Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc

Theo ông Jeong In – Sik , việc sử dụng hàng gỉa không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của doanh nghiệp mà còn tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như sự an toàn của người tiêu dùng Việt Nam do sử dụng những sản phẩm chưa được kiểm chứng.

“Đây không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn là vấn đề của cả chuỗi cung ứng toàn cầu” Jeong In – Sik nhấn mạnh.

Dẫn chứng về vấn đề này, ông Jeong In - Sik  cho biết, theo thống kê của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD, tính đến năm 2021, số lượng bán hàng giả, vi phạm nhãn hiệu của các công ty Hàn Quốc lên tới 9,7 tỷ đô, chiếm 1,5% giá trị xuất khẩu. Theo ông Jeong In – Sik, để giải quyết triệt để vấn đề này cần có sự hợp tác giữa các quốc gia. Chính vì vậy, sự kiện được tổ chức nhằm ngăn chặn thiệt hại lan rộng cho các doanh nghiệp Hàn Quốc do hàng giả gây ra, góp phần bảo vệ sức khỏe, sự an toàn cho người tiêu dùng Việt Nam.

Chung quan điểm với Cục trưởng Cục Bảo vệ SHTT và Hợp tác quốc tế Hàn Quốc, Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh khẳng định, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hàn Quốc phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, điều đó được thể hiện, chưa bao giờ các sản phẩm của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam nhiều và được ưa chuộng như hiện nay.

Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng chức năng trang bị kiến thức trong việc phân biệt hàng thật hàng giả

Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên, theo Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đi liền với đó là những gian lận thương mại, đặc biệt là việc xâm phạm nguồn gốc xuất xứ, giả mạo thương hiệu của Hàn Quốc diễn ra càng ngày càng nhiều.

Trong những năm qua, Tổng cục QLTT đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tại Việt Nam tiến hành kiểm tra, xử phạt nhiều đối tượng kinh doanh sản phẩm giả mạo của Hàn Quốc. Chính vì vậy, Tổng cục QLTT đánh giá cao sáng kiến của cơ quan chức năng của Hàn Quốc trong việc phối hợp với các lực lượng chức năng của Việt Nam như Tổng cục QLTT để tổ chức hội nghị nhằm giúp các lực lượng thực thi pháp luật trang bị kiến thức trong việc sớm nhận diện hàng thật hàng giả khi các đối tượng trà trộn đưa vào lưu thông trên thị trường.

“Việc phòng ngừa, phát hiện sớm những vi phạm, giả mạo xuất xứ từ Hàn Quốc thông qua các hội nghị, hội thảo là rất cần thiết đối với các lực lượng chức năng, nhất là trong bối cảnh việc mua sắm online trở nên phổ biến, bởi bên cạnh mặt tích cực, đây cũng là những nguy cơ để hàng hóa nói chung cũng như các loại sản phẩm giả mạo xuất xứ Hàn Quốc dễ dàng phân phối tại thị trường Việt Nam” Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh chia sẻ.

Trong thời gian tới, Tổng cục QLTT cam kết cùng với các lực lượng chức năng của Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp Hàn Quốc để phát hiện, phòng ngừa sớm, xử lý các vụ việc gian lận hàng hóa của Hàn Quốc.

Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ này, giữ được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có các nhà đầu tư của Hàn Quốc, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh mong muốn các doanh nghiệp Hàn Quốc cũng như các Cơ quan Chính phủ Hàn Quốc thường xuyên giữ mối liên lạc, đồng thời cập nhật kịp thời về các sản phẩm của Hàn Quốc để các lực lượng chức năng tại Việt Nam có điều kiện thuận lợi phát hiện sớm các hành vi vi phạm.

Một số sản phẩm được trưng bày, giới thiệu cũng như hướng dẫn phân biệt thật - giả tại Hội thảo

Tại Hội nghị, đại diện 10 doanh nghiệp đến từ Hàn Quốc như: Everpia, SamSung, aT, Amore, Cuckoo, CJ, Dorco, Lines, Huyndai, Iconix đã trực tiếp chia sẻ với đại diện các lực lượng chức năng về tình hình vi phạm nhãn hiệu của các doanh nghiệp tại các thị trường, trong đó có Việt Nam; qua đó đưa ra các dấu hiệu cũng như cách thức nhận diện, phân biệt hàng thật - hàng giả của mỗi thương hiệu, nhằm giúp lực lượng chức năng phát hiện sớm các hành vi vi phạm trên thị trường.

Trước đó, sáng ngày 06/11, tại trụ sở Tổng cục Quản lý thị trường, Tổng Cục trưởng Trần Hữu Linh đã tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Cục Sở hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Cơ quan bảo vệ SHTT Hàn Quốc (KOIPA) do ông Jeong In – Sik làm Trưởng đoàn. Nội dung chính buổi trao đổi về trực trạng vi phạm các sản phẩm, hàng hóa giả mạo nguồn gốc xuất xứ các nhãn hiệu của Hàn Quốc tại thị trường Việt Nam cũng như đề xuất các giải pháp triển khai trong thời gian tới.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Quyên Lưu
Tổng cục Quản lý thị trường

ViewElegalDocument

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
test
link12
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương
123