DetailController

Chính thức vận hành hệ thống tiếp nhận phản ánh của khách hàng về dịch vụ du lịch

Chỉ cần cài app "Du lịch Việt Nam an toàn" du khách có thể dễ dàng phản ánh tất cả vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, ép giá, quảng cáo không đúng thực tế, mất vệ sinh an toàn thực phẩm... trong lĩnh vực du lịch. Các thông tin phản ánh sẽ được Tổng cục Du lịch phối hợp với Tổng cục Quản lý thị trường tiếp nhận, xác minh và xử lý.

Ứng dụng "Du lịch Việt Nam an toàn" có trên App Store dành cho hệ điều hành iOS hoặc CH Play dành cho hệ điều hành Android.

Thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã triển khai nhiều ứng dụng công nghệ theo mô hình tiên tiến của thế giới như “Thẻ Việt - Một thẻ quốc gia”; ứng dụng “Du lịch Việt Nam”, “Hướng dẫn Du lịch Việt Nam”, “Du lịch Việt Nam an toàn”... Đặc biệt, ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” được Tổng cục Du lịch chính thức ra mắt vào ngày 10/10/2020 có điểm nổi bật là khách du lịch và đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch có thể trực tiếp tương tác với nhau trên hệ thống để kiểm tra thông tin, mức độ an toàn theo các tiêu chí đã đăng ký và du khách gửi đánh giá, nhận xét về dịch vụ.

Ngày 30/10/2020, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường đã tiến hành ký kết Quy chế phối hợp trong việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, đảm bảo quyền lợi của khách du lịch với trọng tâm là hai bên tăng cường phối hợp trong việc tiếp nhận, xử lý phản hồi của khách du lịch thông qua ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”.

Theo đó, ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” được kết nối liên thông với hệ thống thông tin nghiệp vụ của Tổng cục Quản lý thị trường, cho phép hai bên dễ dàng trao đổi thông tin, phối hợp tiếp nhận và xử lý phản hồi của khách du lịch, bảo vệ quyền lợi chính đáng của du khách.

Thông qua tính năng phản ánh, Tổng cục Quản lý thị trường sẽ nhanh chóng nắm bắt thông tin và xử lý kịp thời những vấn đề liên quan đến hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, ép giá, quảng cáo không đúng thực tế, mất vệ sinh an toàn thực phẩm… Qua đó, góp phần lành mạnh hóa thị trường du lịch trong nước, nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín du lịch Việt Nam.

Đây là lần đầu tiên ngành du lịch và quản lý thị trường ký kết quy chế phối hợp để tăng cường công tác quản lý nhà nước, chấn chỉnh những hành vi gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi của khách du lịch, bảo đảm môi trường kinh doanh du lịch lành mạnh. Sự kiện cũng đánh dấu sự mới mẻ trong mô hình hợp tác trên cơ sở khai thác công nghệ số hiện đại, cụ thể là ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn”, giúp kết nối liên thông 3 chủ thể chính trong lĩnh vực du lịch là khách du lịch, đơn vị cung ứng dịch vụ và cơ quan quản lý nhà nước. Mô hình này tạo ra sự đột phá, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, giúp ngành du lịch phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn.

Tính năng phản ánh của khách du lịch trên app "Du lịch Việt Nam an toàn"

có thể sử dụng khi nào?

Khi đến một cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, du khách dùng ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” để kiểm tra cơ sở đó đã đăng ký tiêu chuẩn an toàn với cơ quan quản lý nhà nước hay chưa, nếu đã đăng ký thì có đáp ứng và thực hiện đầy đủ các tiêu chí hay không.

Trong và sau khi sử dụng dịch vụ, khách du lịch có thể phản ánh chất lượng dịch vụ ngay trên ứng dụng bằng cách đánh giá, đăng tải hình ảnh hoặc video. 

Mỗi lần đánh giá chỉ được thực hiện cho một lần sử dụng dịch vụ, đây cũng là điểm ưu việt của ứng dụng “Du lịch Việt Nam an toàn” khi du khách đã được định danh, đơn vị cung ứng dịch vụ được xác thực nên có thể loại trừ các trường hợp đánh giá ảo.

Thông qua những phản ánh của khách du lịch, Tổng cục Du lịch và Tổng cục Quản lý thị trường sẽ phối hợp kiểm tra và xử lý theo quy trình, qua đó góp phần bảo vệ quyền lợi cho khách du lịch và môi trường kinh doanh lành mạnh. 

 

 

Quyên Lưu
Tổng cục Quản lý thị trường

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc