DetailController

Hội nghị Trung ương 4 khoá XIII thảo luận và định hướng những quyết sách về kinh tế - xã hội năm 2021 - 2022

Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 10 Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội.

Trong kỳ họp lần này tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022 đã được Hội nghị tập trung thảo luận.

Về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 

Trên cơ sở phân tích bối cảnh, kết quả đạt được, hạn chế khó khăn, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm để từ đó đề ra nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm 2021. Trong bối cảnh từ đầu năm 2021 đến nay, đại dịch COVID-19 với những biến chủng mới, lây lan nhanh hơn và nguy hiểm hơn, tiếp tục diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á và nước ta; tuy nhiên Việt Nam vẫn giữ vững được ổn định kinh tế vĩ mô, cơ bản bảo đảm được các cân đối lớn, lạm phát được kiểm soát, bình quân 9 tháng tăng 1,82%, thu ngân sách vượt dự toán, cơ bản đảm bảo nguồn lực cho công tác phòng chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác. Hội nghị đã thảo luận và đưa ra 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu cần triển khai thực hiện những tháng cuối năm 2021 bao gồm:

Một là, chủ động theo dõi, dự báo tình hình quốc tế, trong nước triển khai thực hiện hiệu quả, đồng bộ các nhiệm vụ giải pháp đã đề ra theo các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Sử dụng linh hoạt, phối hợp chặt chẽ giữa các công cụ chính sách tiền tệ, tài khóa để vừa giữ vững ổn định vĩ mô, vừa góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh; hỗ trợ hiệu quả doanh nghiệp cơ cấu lại nợ vay và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.

Hai là, tập trung ưu tiên cho phòng, chống dịch COVID 19; nỗ lực cao nhất để kiểm soát dịch bệnh; ngăn chặn không để dịch lan rộng nhất là tại các địa bàn đặc biệt quan trọng, các khu đô thị lớn, khu công nghiệp.

Ba là, tiếp tục triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, doanh nghiệp theo các Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Bốn là, thực hiện tốt Chương trình xây dựng luật, pháp lện năm 2021; tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật; tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, khai thông nguồn lực cho phát triển trong đó có việc đề nghị Quốc hội xem xét dự án một Luật sửa một số Luật; Chính phủ, các Bộ ngành xem xét sửa đổi Nghị định, Thông tư theo thẩm quyền.

Năm là, chăm lo sức khỏe, đời sống của người dân, bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, phát triển văn hóa giáo dục, dựa trên tình hình thực tế để đề xuất chính sách hỗ trợ phù hợp.

Sáu là, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế, triển khai quyết liệt ngoại giao vắc-xin.

Về dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2022

Trên cơ sở phân tích, dự báo các khả năng có thể xảy ra, nhất là tình hình dịch bệnh trên thế giới và ở nước ta trong thời gian tới; nắm bắt thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức, xác định rõ quan điểm, chủ trương về phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội trong tình hình mới; mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu cơ bản, quan trọng nhất; các định hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ, giải pháp và kế hoạch, lộ trình triển khai thực hiện cụ thể cho năm 2022, bảo đảm sát với thực tiễn, có tính khả thi cao, đáp ứng được yêu cầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, tài chính - ngân sách nhà nước hằng năm, gắn với việc phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thực hiện lộ trình cải cách chính sách tiền lương. Với quan điểm chỉ đạo điều hành thống nhất và xuyên suốt Hội nghị đã thảo luận về các chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, trong đó tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6-6,5%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt khoảng 3,5-4%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 67%, trong đó có bằng, chứng chỉ đạt khoảng 27-27,5%; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều) giảm khoảng 1-1,5%; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt khoảng 92%...

Hội nghị cũng đã thảo luận về các cân đối lớn của nền kinh tế, đưa ra các nhóm nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu để có thể đảm bảo thực hiện được mục tiêu vừa phòng chống dịch COVID-19 vừa phục hồi, phát triển KTXH.

Kết thúc 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra. Ban Chấp hành Trung ương cũng kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tăng cường đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, phát huy những kết quả quan trọng, toàn diện đã đạt được trong 9 tháng qua; nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, nhất là những khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19, bao gồm cả việc thực hiện nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện nhiệm vụ then chốt là xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc