DetailController

Kỷ niệm 10 năm ngày chống hàng giả 29/11

Ngày 27/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam (VATAP) tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái.

Tham dự Lễ kỷ niệm có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, cùng đại diện các bộ, ngành và doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành phố. 

Phát biểu tại Lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nhận định: Cùng với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, hội nhập thương mại tự do hiệu quả, công tác chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được xác định là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho nền kinh tế Việt Nam. Ngày Phòng chống hàng giả, hàng nhái ra đời là hoạt động thiết thực để nâng cao nhận thức của toàn xã hội tham gia chống hàng giả, hàng nhái và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình phát biểu chỉ đạo

Theo Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan chức năng đã có nhiều giải pháp ngăn chặn tình trạng sản xuất kinh doanh, vận chuyển hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên thị trường. Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa đáp ứng được mong muốn của Chính phủ và sự kỳ vọng của người dân, hiện nay tình trạng sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng nhái vẫn phổ biến và diễn biến phức tạp. 

Trong điều kiện Việt Nam ngày càng hội nhập kinh tế sâu rộng, dự báo nạn hàng giả sẽ diễn biến phức tạp, mang yếu tố nước ngoài, đòi hỏi lực lượng chức năng phải nỗ lực hơn nữa trong công tác chống hàng giả, hàng nhái, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu trong thời gian tới, các bộ, ngành và chính quyền địa phương phải quán triệt, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, tăng cường tuyên truyền, đẩy mạnh đấu tranh chống hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

 Trong thị trường nội địa, lực lượng Quản lý thị trường và thanh tra chuyên ngành kiểm soát chặt chẽ không chỉ kênh phân phối hàng hoá truyền thống, mà còn phải chú trọng kiểm soát hàng hoá bán qua mạng internet, thương mại điện tử. Tại khu vực biên giới, Hải quan, Biên phòng và lực lượng chức năng khác phải tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ ngay tại biên giới để kịp thời phát hiện, xử lý hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ. Tại địa bàn dân cư, lực lượng chức năng và nhân dân thường xuyên giám sát các điểm bán hàng để có biện pháp kịp thời xử lý những cơ sở tiêu thụ hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu, bảo vệ quyền lợi của khách hàng,ứng dụng công nghệ sản xuất cao, nhãn mác đẹp, giảm giá thành sản phẩm, chú ý xây dựng thương hiệu Việt. Đồng thời, các doanh nghiệp cần tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng trong công tác giám sát thị trường, quản lý tốt hệ thống phân phối, thu thập, cung cấp thông tin và hỗ trợ các cơ quan thực thi trong phát hiện và xử lý vi phạm.

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương phát biểu tại lễ kỷ niệm

Ông Cao Quốc Hưng, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống của người dân và sản xuất như mỹ phẩm, rượu bia, dược phẩm, nước giải khát, bánh kẹo, điện tử, điện lạnh, sắt thép, tôn lợp, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nuôi trồng thủy sản phân bón,... đều bị làm giả,  vi phạm sở hữu trí tuệ. Có thể kể đến những vụ việc nổi cộm như vụ dược phẩm của Công ty CP VN Pharma (TP. HCM), khăn lụa Khaisilk của Tập đoàn Khaisilk (Hà Nội)… Thứ trưởng nhấn mạnh:“Công tác đấu tranh chống hàng giả, xâm phamh quyền sở hữu trí tuệ là nhiệm vụ của toàn xã hội, vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực của các cơ quan thực thi và doanh nghiệp thì các cơ quan truyền thông, các tổ chức xã hội và người tiêu dùng, người dân cần đồng hành tham gia tích cực hơn, kiên quyết hơn, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao hơn để góp phần hiệu quả bài trừ vấn nạn hàng giả trong thời gian tới”.

Theo ông Lê Thế Bảo, Chủ tịch Hiệp hội Chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam: Thực trạng sản xuất hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam ngày càng phức tạp với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, xuất hiện ở mọi nơi, từ mặt hàng thông thường đến cao cấp, từ hàng tiêu dùng đến tư liệu sản xuất... Đây là nguy cơ lớn đối với các nhà sản xuất trong nước, ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường đầu tư, sản xuất, ảnh hưởng đến sức khoẻ nhân dân.

Ngăn chặn vấn nạn nhức nhối này đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng với một quá trình bền bỉ, cả hệ thống chính trị và sự nghiêm khắc của pháp luật. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần tiếp tục đầu tư công nghệ, giảm giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng đến nhân dân, nhất là cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… để từng nước đẩy lùi vấn nạn hàng giả, hàng nhái hiện nay.

Tại Lễ kỷ niệm này, Hiệp hội cũng kiến nghị đến các cơ quan chức năng ý kiến của các doanh nghiệp trong công tác phòng, chống hàng giả và hàng nhái.
 Đó là, cần phân rõ đầu mối giữa các lực lượng thực thi như công an, quản lý thị trường, hải quan, thanh tra chuyên ngành và hệ thống thanh tra; công tác giám định hàng hoá cần khắc phục những hạn chế như cho các kết quả khác nhau, thời gian lâu; kinh phí cho các lực lượng còn hạn hẹp, ngăn chặn cho được việc mua hàng kém chất lượng của nước ngoài rồi về dán nhãn mác Việt Nam để tiêu thụ đã gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp trong nước làm ăn chân chính, ảnh hưởng đến các sản phẩm hàng hoá, gây hậu quả khôn lường cho nền sản xuất trong nước.

Ở góc độ đơn vị sản xuất kinh doanh, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị cơ quan chức năng liên ngành và các Hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp nhiều hơn về lĩnh vực pháp luật. Bên cạnh đó, Chính phủ nên xem xét lại mức xử phạt đối với các đối tượng và hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, xâm phạm sở hữu trí tuệ, vì mức phạt hiện hành chưa đủ tính răn đe. 

Cũng tại lễ kỷ niệm 10 năm Ngày phòng chống hàng giả, hàng nhái, Bộ Công thương và Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ thương hiệu Việt Nam đã trao bằng khen cho 40 tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong công tác phòng chống hàng giả, hàng nhái thời gian qua.

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc