DetailController

QLTT Hà Giang: 5 năm một chặng đường phát triển

Sau 5 năm hoạt động theo mô hình ngành dọc. Cục Quản lý thị trường Hà Giang đã chứng minh được tính hiệu quả, ngày càng khẳng định vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Trước ngày 12/10/2018, Chi Cục Quản lý thị trường Hà Giang trực thuộc Sở Công thương với 11 Đội Quản lý thị trường trên các huyện thành phố. Hà Giang với đặc điểm là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới nằm ở cực Bắc của Tổ quốc, có đường biên giới trải dài 277,556 km giáp với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, đường sá đi lại tương đối khó khăn điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế.

Ngay sau khi Quyết định số 34/2018/QĐ-TTg ngày 10/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường trực thuộc Bộ Công Thương. Ngày 12/10/2018 Bộ trưởng Bộ Công thương đã ban hành Quyết định số 3659/QĐ-BCT về việc thành lập Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang. Theo đó Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang là tổ chức trực thuộc Tổng Cục Quản lý thị trường, được tổ chức, sắp xếp trên cơ sở Chi cục QLTT Hà Giang theo mục tiêu, lộ trình của Đề án thành lập Tổng cục QLTT đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Xây dựng lực lượng từng bước chính quy, chuyên nghiệp và hiện đại

Từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động ngành dọc, Bám sát chỉ đạo của Tổng Cục Quản lý thị trường Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang luôn chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ công chức nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ổn định thị trường, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế trong giai đoạn mới.

Theo đó, trong 05 hoạt động theo mô hình mới, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ công chức đảm bảo tinh thông nghiệp vụ, nắm chắc mọi diễn biến của thị trường và minh bạch trong kiểm tra, kiểm soát hàng hóa lưu thông cũng như xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại, góp phần bình ổn thị trường, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức kinh doanh và người tiêu dùng hướng đến xây dựng đội ngũ công chức Quản lý thị trường từng bước “Chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại”, Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo tập trung vào việc rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, ứng xử có văn hóa khi thực thi nhiệm vụ; nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật trong thực thi công vụ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ và xây dựng hình ảnh thân thiện, sự tin cậy của xã hội với lực lượng Quản lý thị trường.

Cục Quản lý thị trường Hà Giang tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm

Công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính

Mặc dù Từ năm 2018 đến nay, tình hình phát triển kinh tế - chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang diễn ra trong bối cảnh có những yếu tố thuận lợi và khó khăn đan xen, diễn biến phức tạp hơn so với dự báo, tác động đến phát triển kinh tế của tỉnh như: Xu hướng kinh tế thế giới phục hồi và phát triển; tác động mạnh mẽ của phát triển khoa học và công nghệ đến các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội; cạnh tranh chính trị, kinh tế đi đôi với căng thẳng thương mại giữa một số nền kinh tế lớn. Đặc biệt, vào năm 2020 - 2022, đại dịch Covid-19 chưa từng có đã xảy ra trên toàn cầu ảnh hưởng rất nghiêm trọng, kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái, hậu quả kéo dài nhiều năm. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân, cùng với sự điều hành, chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, linh hoạt, có trọng tâm, trọng điểm gắn với các giải pháp, biện pháp cụ thể hoá các nghị quyết của Chính phủ, của Tỉnh uỷ và UBND tỉnh; tình hình kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng, môi trường đầu tư, du lịch được cải thiện, sản xuất kinh doanh có nhiều chuyển biến tích cực, an sinh xã hội được đảm bảo, thị trường ổn định.

Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả cơ bản đã được kiểm soát và có xu hướng giảm so với từng năm, nguyên nhân: Chính sách biên mậu của Trung Quốc thường xuyên thay đổi; Các lực lượng chức năng hai bên biên giới tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn hàng nhập lậu; Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, tỉnh, các địa phương, các ngành vào cuộc quyết liệt, xử lý nghiêm các vụ vi phạm, đặc biệt là xử lý hình sự nên có tác dụng răn đe và phòng ngừa; Nhiều dòng thuế nhập khẩu giảm theo lộ trình hội nhập khu vực ASEAN và quốc tế; Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” có sức lan tỏa lớn trong xã hội. Tuy nhiên, các đối tượng trong nước cấu kết với các đối tượng nước ngoài làm hàng giả mạo nhãn hiệu và tìm mọi cách đưa vào nội địa tiêu thụ; nguyên nhân cơ bản là đời sống cư dân biên giới vẫn còn khó khăn, không có công ăn việc làm ổn định, một số đối tượng lợi dụng hóa đơn mua hàng thanh lý, hóa đơn thông thường của các hộ kinh doanh khai giá thấp hơn nhiều so với giá thực tế, hợp thức hóa hàng nhập lậu gây khó khăn cho công tác kiểm tra, xử lý. Các mặt hàng bắt giữ có lợi nhuận và thuế suất cao như: thuốc lá, đồ chơi có tính chất bạo lực, hàng giả, lương thực, thực phẩm, gia cầm, sản phẩm gia cầm, điện gia dụng, vải may mặc, quần áo may sẵn, gạch men, đồ sành sứ cao cấp...; Hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đã dần được kiểm soát chặt chẽ, song do lợi nhuận cao, hiểu biết pháp luật hạn chế, một số đối tượng vẫn lén lút vận chuyển thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Tuy nhiên với sự chỉ đạo sát sao của Tổng cục Quản lý thị trường, cùng với sự đoàn kết thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Trong 5 năm Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã kiểm tra trên 6000 vụ việc và xử lý gần 5000 vụ việc vi phạm hành chính, tổng số tiền nộp Ngân sách nhà nước là 19.284.515.220 đồng. Trong đó số tiền thu được từ hoạt động xử phạt 16.959.988.520 đồng, số tiền bán hàng hoá, tang vật vi phạm bị tịch thu 2.323.786.700 đồng. Tổng trị giá hàng hóa bị tiêu hủy 8.294.802.173 đồng).

Đội Quản lý thị trường số 9 kiểm tra Hộ kinh doanh phụ kiện điện thoại giả mạo nhãn hiệu tại địa bàn thành phố Hà Giang

Cục Quản lý thị trường Hà Giang tiêu hủy hàng hóa vi phạm

Công tác an sinh xã hội thực hiện nhiệm vụ chính trị địa phương

Thực hiện Quyết định của Tỉnh ủy Hà Giang về việc phân công theo dõi, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ chính trị xã; Xã Du Tiến huyện Yên Minh; Xà Phìn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang. Cục QLTT đã cùng với chính quyền địa phương xây dựng phát triển kinh tế - xã hội, kịp thời nắm bắt các khó khăn vướng mắc của xã trong công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Hưởng ứng lời kêu gọi đóng góp, ủng hộ xây dựng nhà ở cho người có công, CCB nghèo, hộ nghèo 34 xã biên giới có khó khăn về nhà ở của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban mặt trận tổ quốc tỉnh, Cục Quản lý thị trường kêu gọi các nhà hảo tâm hỗ trợ kinh phí xây dựng 24 ngôi nhà cho hộ gia đình nghèo đặc biệt khó khăn địa bàn tỉnh với kinh phí 60.000.000 đồng/hộ; trao tặng các phần quà thiết thực cho các điểm cách ly Covid-19 của tỉnh… với tổng số tiền ủng hộ là trên 2.927 triệu đồng.

Vận động 100% đoàn viên công đoàn tích cực tham gia quỹ mái ấm công đoàn; tham gia tết trông cây “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2022, chương trình trồng 65.000 cây xanh, kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống của lực lượng Quản lý thị trường (Cục QLTT Hà Giang đã trồng trên 1.000 cây xanh); tích cực tham gia hỗ trợ tiêu thụ nông sản (vải thiều) bắc giang, kết quả tiêu thụ được 14,3 tấn; kêu gọi đoàn viên trong đơn vị tham gia hiến máu tỉnh nguyện (có 108 đoàn viên tham gia, kết quả được 56 đơn vị máu đã bàn giao cho bệnh viện tỉnh)….

Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang trao kinh phí hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo tại xã Du Tiến huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang

Đồng chí Vũ Quốc Khánh trao tiền hỗ trợ làm nhà cho hộ nghèo tại xã Chiến Phố, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

Đồng chí Vũ Quốc Khánh Cục trưởng cùng nhóm các nhà hảo tâm “Team Hy vọng và những người bạn” hỗ trợ xây dựng điểm trường thôn Làng Ái, xã Nà Khương, huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang

Công chức Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang tham gia hiến máu tình nguyện

Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật

Đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông là bước phát triển đột phá của Lực lượng Quản lý thị trường nói chung và của Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang nói riêng. Trong thời đại 4.0 thì việc ứng dụng thông tin truyền thông vào công tác Quản lý thị trường là một bước đi phù hợp, thích ứng đối với nhu cầu chung của xã hội. Một hệ thống thông tin truyền thông từ Tổng Cục đến các tỉnh thành vận dụng linh hoạt và thống nhất, phát triển ổn định.

Kết quả công tác tuyên truyền từ năm 2018 đến nay, Cục Quản lý thị trường Hà Giang phối hợp với các ngành chức năng tuyên truyền đến 23.471 lượt tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn chấp hành đúng các quy định của pháp luật trong kinh doanh thương mại; thông tin truyền thông (phát thanh truyền hình, báo chí, website) … đã đưa 1.244 tin bài về hoạt động kiểm tra, kiểm soát của lực lượng Quản lý thị trường; ký cam kết với 7.939 tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại; tổ chức hội nghị tuyên truyền 16 cuộc và 71 cuộc tại các chợ Phiên vùng cao.

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang tổ chức gian trưng bày hàng thật, hàng giả tại thành phố Hà Giang

Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang tổ chức gian trưng bày hàng thật, hàng giả tại thành phố Hà Giang

Công chức của Cục Quản lý thị trường phổ biến pháp luật trong hoạt động thương mại trên địa bàn thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn tỉnh Hà Giang

Hình ảnh Đội Quản lý thị trường số 8 tuyên truyền tại chợ xã Đông Hà huyện Quản Bạ tỉnh Hà Giang

Sau 05 năm chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hà Giang đã ổn định tổ chức, xây dựng lực lượng ngày càng “Tinh gọn, chính quy, chuyên nghiệp, hiệu quả” và khẳng định được vai trò chủ công trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu và gian lận thương mại, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.

Nguyễn Thế Vinh - Phòng TT PC
Cục QLTT Hà Giang

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc