DetailController

Thay đổi cách làm, trái cây miền núi Khánh Hòa đón cơ hội lớn

Không chỉ là vùng đất giàu tiềm năng nông nghiệp, miền núi Khánh Hòa đang cho thấy những chuyển biến tích cực khi xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Từ phát triển thương hiệu, chuẩn hóa chất lượng đến kết nối tiêu thụ và số hóa sản phẩm, nông dân địa phương đang từng bước thay đổi tư duy sản xuất – kinh doanh, hướng tới mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững và hội nhập sâu rộng.

Những ngày giữa tháng 7, tại thôn Suối Lách, xã Trung Khánh Vĩnh – vùng đất được sáp nhập từ các xã Khánh Trung và Khánh Hiệp (huyện Khánh Vĩnh cũ) – không khí thu hoạch trái cây rộn ràng như một lễ hội mùa vàng. Trên diện tích 16 ha, gia đình bà Lê Thị Kim Thanh đang chăm sóc và thu hái hơn 40 loại cây ăn quả khác nhau: từ chôm chôm, vú sữa, ổi, mận, đến những loại cao cấp như sầu riêng, măng cụt, thanh long vàng, bưởi da xanh, mít Mã Lai ruột đỏ…

Không chỉ đa dạng hóa giống cây trồng theo mùa vụ, bà Thanh còn tiên phong theo đuổi hướng sản xuất đạt chuẩn OCOP. Hiện vườn nhà đã có 2 sản phẩm được chứng nhận OCOP là ổi Ruby và vú sữa Mica; 5 sản phẩm khác đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. “Tôi đang làm mô hình ‘Cây nhà tôi’ để bán qua Zalo, Facebook. Còn nếu vào siêu thị, họ đòi hỏi phải có số lượng lớn và cung ứng đều đặn, mình chưa đủ sức đáp ứng,” bà chia sẻ, cho thấy bài toán khó về đầu ra vẫn là nút thắt lớn nhất trong chuỗi giá trị hiện nay.

Từ cây ăn quả đến chuỗi giá trị: Cần kết nối mạnh hơn

Không chỉ ở Trung Khánh Vĩnh, nhiều xã khác trong vùng như Tây Khánh Vĩnh, Bắc – Nam Khánh Vĩnh cũng đang đẩy mạnh phát triển cây ăn quả. Diện tích bưởi da xanh toàn vùng hiện đã vượt 600 ha, cho sản lượng khoảng 4.000 tấn mỗi năm. Đáng chú ý, nhiều hợp tác xã do người đồng bào dân tộc thiểu số làm chủ đang từng bước khẳng định vai trò trung gian – vừa hỗ trợ giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật, vừa bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Tuy nhiên, theo bà Cao Thị Ngọc Thanh – Chủ tịch UBND xã Trung Khánh Vĩnh – hiệu quả chuỗi giá trị vẫn chưa rõ nét. “Khó khăn lớn nhất là đầu ra. Người dân trồng giỏi, sản phẩm tốt nhưng chưa có nơi tiêu thụ ổn định. Địa phương đang xúc tiến kết nối với siêu thị và doanh nghiệp lớn, nhưng để đi được đường dài cần thêm cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ,” bà Thanh nhấn mạnh.

Đây là thực tế phổ biến ở nhiều vùng miền núi – nơi sản xuất đã khởi sắc nhưng tiêu thụ vẫn loay hoay. Nếu không nhanh chóng định vị sản phẩm và thiết lập kênh phân phối bền vững, nhiều mô hình có nguy cơ rơi vào “cái vòng luẩn quẩn” – trồng tốt nhưng không bán được.


 

Theo ông Lê Quốc Toàn – Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Khánh Hòa – một trong những giải pháp căn cơ là phát triển kinh tế tập thể. Trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2025, tỉnh đã tổ chức các phiên chợ nông sản, hội thảo kết nối cung – cầu, hướng dẫn người dân mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử, sử dụng mạng xã hội để bán hàng…

“Thủ tướng đã phê duyệt Đề án nâng cao vai trò Hội Nông dân trong phát triển kinh tế tập thể. Tổ hợp tác, hợp tác xã chính là trụ cột để người nông dân không đơn độc. Khi tham gia hợp tác xã, bà con dễ tiếp cận vốn, giống, kỹ thuật và chính sách hơn,” ông Toàn khẳng định.

Mô hình “Cây nhà tôi” của bà Kim Thanh cũng là một điển hình về cách nông dân đang chủ động chuyển mình – từ sản xuất đơn lẻ sang liên kết theo chuỗi. Dù quy mô còn nhỏ, nhưng mô hình này gợi mở tiềm năng phát triển kinh tế nông nghiệp số tại vùng sâu, vùng xa.

Chuỗi giá trị cần thêm lực đẩy chính sách và hạ tầng

Dù nhiều mô hình chuỗi giá trị đã hình thành, nhưng để các “mắt xích” trong chuỗi liên kết bền chặt và vận hành hiệu quả thì cần sự vào cuộc đồng bộ từ chính quyền, doanh nghiệp đến người dân.

Một trong những trở ngại lớn hiện nay là thiếu hạ tầng bảo quản, sơ chế sau thu hoạch và hệ thống giao thông chưa đáp ứng yêu cầu lưu thông hàng hóa chuyên nghiệp. Đầu tư cho logistic nông nghiệp vẫn còn khiêm tốn, trong khi đây chính là “nút cổ chai” quyết định chi phí và chất lượng đầu ra.

Ngoài ra, Khánh Hòa cần đẩy nhanh việc cấp mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc, chứng nhận VietGAP – GlobalGAP… để trái cây miền núi có thể tiếp cận thị trường cao cấp trong và ngoài nước. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, chỉ những sản phẩm rõ nguồn gốc, đạt chuẩn an toàn mới có thể đi xa và giữ được niềm tin từ người tiêu dùng.

Thiên Thanh

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc