DetailController

Tổng kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023

Sáng ngày 14 tháng 3 năm 2023, Ban Chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tỉnh Ninh Thuận (Ban Chỉ đạo 389/ĐP) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023. Tham dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Phan Tấn Cảnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389/ĐP, cùng tham dự có lãnh đạo các Sở, ngành, địa phương thành viên Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận

Hội nghị đã thông qua báo cáo công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả năm 2022 của của các lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, Năm 2022, Tình hình hoạt động vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng giả, hàng hóa vi phạm các quy định về nhãn,… vẫn còn diễn biến phức tạp, có chiều hướng tăng so với năm 2021. Các mặt hàng vi phạm chủ yếu như: thuốc lá điếu, quần áo, giày dép, đồ điện gia dụng,… Nguồn hàng chủ yếu được đối tượng đầu mối lấy từ các tỉnh thành phố phía Nam vận chuyển về địa bàn tỉnh Ninh Thuận tiêu thụ, các đối tượng hoạt động với phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi thời gian, địa điểm giao nhận hàng, cất giấu ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm gây khó khăn cho việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng.

Hiện nay, tình hình mua bán hàng hóa qua mạng xã hội diễn ra khá phổ biến, hầu hết sử dụng hình thức vận chuyển trung gian và giao hàng tại nhà, nên các đối tượng đã lợi dụng để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cho người tiêu dùng; bên cạnh đó việc không có kho hàng cố định, tập kết hàng cũng gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm. Các đối tượng sử dụng nhiều tài khoản mạng xã hội khác nhau, tận dụng công nghệ để xóa bỏ dấu vết giao dịch, ẩn danh trên mạng internet; các website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ hoặc địa chỉ không chính xác, gây khó khăn trong việc xác minh thông tin, truy vết các đối tượng.

Trong năm 2022, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương là thành viên tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn; Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền, phổ biến pháp luật bằng nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân về tác hại của buôn lậu, gian lận thương mại, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả để người tiêu dùng nhận biết và phòng ngừa; Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý kịp thời nhiều vụ việc vận chuyển, buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại,… thu giữ nhiều loại hàng hóa như: mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá điếu; quần áo, giầy dép, hàng điện gia dụng linh kiện điện thoại, gỗ các loại. Trong năm 2022 các lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý 1.015 vụ việc vi phạm; Trong đó, khởi tố hình sự 09 vụ, xử phạt vi phạm hành chính 1.004 vụ, thu nộp ngân sách hơn 27 tỷ đồng.

Đồng chí Phan Tấn Cảnh chủ trì hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Đồng chí Phan Tấn Cảnh Trưởng ban Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Ninh Thuận đáng giá cao công tác triển khai thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan thành viên Ban chỉ đạo trong năm 2022. Nhất là công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực và các ngành chức năng trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng, chống dịch bệnh,…. Trong đó, Công an tỉnh đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ buôn bán, vận chuyển thuốc lá ngoại nhập lậu, triển khai có hiệu quả công tác kiểm tra, xử lý hoạt động khai thác khoáng sản, lâm sản trái phép trên địa bàn; Lực lượng Quản lý thị trường đã làm tốt công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát xử lý có hiệu quả đối với công tác chống hàng giả và xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; công tác chống buôn lậu, kinh doanh trái phép,…Công tác quản lý, điều phối, giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu được thực hiện tốt trong thời gian qua.

Bên cạnh các mặt đạt được, trong năm qua hoạt động của Ban Chỉ đạo vẫn còn một số hạn chế như:

- Tình hình mua bán hàng hóa qua mạng xã hội diễn ra khá phổ biến, chưa được quản lý, kiểm soát hiệu quả, đây là môi trường thuận lợi cho các đối tượng đã lợi dụng để trà trộn hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ bán cho người tiêu dùng.

- Tình hình buôn bán, vận chuyển, tàng trữ hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu vẫn diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu thuyên giảm

- Hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp về xăng dầu nhập lậu, xăng dầu giả, kém chất lượng khi mà nguồn cung và giá cả chưa ổn định.

- Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến đối tượng kinh doanh và nhân dân chưa thật sự hiệu quả từ đó dẫn đến nhận thức của một bộ phận nhân dân về hàng lậu, kém chất lượng, không đảm bảo về an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc, xuất xứ,… chưa cao.


Đồng chí Trần Minh Khoa phát biểu tại Hội nghị

Để triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong năm 2023; Đồng chí Trưởng Ban Chỉ đạo triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, cụ thể sau:

1. Giao Cục quản lý thị trường (Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo):

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành, địa phương thành viên Ban chỉ đạo 389/ĐP xây dựng Chương trình, kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và UBND tỉnh về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; tăng cường công tác quản lý thị trường, triển khai các biện pháp ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại đối với các mặt hàng trọng điểm như: thuốc lá điếu, xăng, dầu, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, động vật thủy sản, sản phẩm động từ vật thủy, trâu bò, sản phẩm từ trâu bò…

- Chủ động xây dựng các chương trình, kế hoạch cụ thể về kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm kịp thời ngăn chặn những hành vi vi phạm về sở hữu trí tuệ, gian lận về xuất xứ, nguồn gốc hàng hóa, đặc biệt là gian lận xuất xứ Việt Nam; việc lợi dụng thương mại điện tử để buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

- Quản lý, khai thác hiệu quả hệ thống đường dây nóng trong tiếp nhận, xử lý thông tin về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả của Ban Chỉ đạo 389/ĐP.

- Rà soát các quy chế phối hợp, tăng cường trao đổi thông tin giữa các đơn vị chức năng trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, đảm bảo tính thống nhất; tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của cán bộ, công chức và người dân về những nguy hại trước mắt và lâu dài của nạn buôn lậu, gian lận thương mại và sản xuất, kinh doanh hàng giả.

- Chủ trì, phối hợp cùng Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Công an tỉnh, Sở Y tế, Công Thương, Khoa học và Công nghệ triển khai thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành để xử lý đối với mặt hàng yến hiện nay trên địa bàn tỉnh.

2. Công an tỉnh phải nắm chắc tình hình, xác định tuyến, địa bàn, đối tượng, mặt hàng trọng điểm, lĩnh vực, hoạt động nổi lên; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động mới; làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản; xây dựng các kế hoạch, phương án, tập trung điều tra, nắm tình hình nhằm phát hiện và triệt phá các đường dây, ổ nhóm, tụ điểm sản xuất, kinh doanh, tàng trữ hàng lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, các loại văn hóa phẩm phản động, xâm phạm chủ quyền an ninh quốc gia,… Xác lập chuyên án điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án về buôn lậu, buôn bán hàng cấm đã, đang thụ lý đúng tiến độ, xử lý đúng theo quy định pháp luật nhằm răn đe, giáo dục các đối tượng khác.

3. Các ngành Công Thương, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Sở Thông tin và Truyền thông, Cục Thuế tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Chi cục Hải quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ từng ngành xây dựng, tổ chức thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch, giải pháp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Chủ động trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp các lực lượng chức kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo về tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả định kỳ theo quy định

4. Đài Phát thanh- Truyền hình, Báo Ninh Thuận phối hợp với các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật, phản ánh kịp thời tình hình, kết quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; các biểu hiện tiêu cực, bất cập trong hoạt động của các cơ quan chức năng. Kịp thời biểu dương các điển hình tiên tiến, tăng cường nêu gương người tốt, việc tốt, vận động nhân dân không tham gia, tiếp tay cho các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tăng cường chất lượng các tin, bài, phóng sự về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, các sở, ngành, địa phương.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh phối hợp với các Tổ chức thành viên và cơ quan chức năng có liên quan đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách và các quy định của pháp luật trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, các tầng lớp nhân dân và hiểu rõ hơn những tác hại của hàng lậu, hàng cấm, hàng giả,… đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.

TK
Cục QLTT Ninh Thuận

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc