DetailController

TS. Nguyễn Quốc Trường: Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nắm khá rõ những vấn đề cốt lõi của công tác quản lý thị trường

TS. Nguyễn Quốc Trường, Trưởng ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư chia sẻ suy nghĩ của mình sau phiên trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh

Quản lý thị trường là một trong những lực lượng chủ công trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Trong khi đó, cả 3 lĩnh vực này hiện đang diễn biến phức tạp.

Trong diễn biến phức tạp hiện nay, trách nhiệm của lực lượng quản lý thị trường rất nặng nề, và việc tổ chức, kiện toàn bộ máy lực lượng quản lý thị trường cực kỳ quan trọng.

Qua phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, ông Nguyễn Quốc Trường cho rằng Bộ trưởng nắm khá vững những vấn đề cốt lõi của công tác quản lý thị trường. Nổi lên ở nội dung này, Bộ trưởng đã thông tin minh bạch về việc thu gọn đầu mối, tinh giản bộ máy của lực lượng quản lý thị trường theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã kiên trì đề xuất việc tổ chức lại lực lượng Quản lý thị trường theo hệ thống ngành dọc.

Bộ trưởng cũng đã phân tích dự báo và đưa ra những giải pháp quyết liệt cho lực lượng này trong bối cảnh hội nhập, đất nước đang thực hiện rất nhiều những cam kết theo các hiệp định FTA.

Cụ thể, đến nay sau một năm có Quyết định thành lập Tổng cục Quản lý thị trường, theo trả lời chất vấn trên nghị trường đã giảm được 164 đội Quản lý thị trường trong tổng hơn 600 đội. Đến 2020 tiếp tục giảm 140 đội Quản lý thị trường. Như vậy, đã giảm số lượng các tới hơn 46% số đội Quản lý thị trường.

TS. Nguyễn Quốc Trường, Trưởng ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư 

Trưởng ban Chiến lược phát triển các ngành dịch vụ, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch - Đầu tư nghĩ, điều quan trọng hơn, cùng với tinh giản bộ máy là năng lực trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả hiện nay. Theo báo cáo thì năm 2018 và những tháng đầu năm 2019, số lượng các vụ việc mà lực lượng Quản lý thị trường đã tổ chức thanh tra, kiểm tra lên tới 141.000 vụ, xử lý 82.300 vụ vi phạm, chuyển 107 vụ việc sang cơ quan tố tụng hình sự.

Con số đó đã phần nào nói nên tính đúng đắn trong việc tổ chức bộ máy theo ngành dọc, đã giúp lực lượng quản lý thị trường nâng cao lực, đủ sức tấn công và xử lý nhiều vụ vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Điển hình là các vụ kiểm tra đồng hồ giả mạo Thụy Sĩ tại Khánh Hòa; kiểm tra điện thoại giả mạo nhãn hiệu SAMSUNG, hay triệt phá đường dây buôn lậu đường tại An Giang và các tỉnh lân cận…

Mặc dù đạt được những kết quả ấn tượng trong hơn 1 năm thành lập Tổng Cục QLTT, nhưng trong thời gian tới, nhất là khi nước ta hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn, đến năm 2020, có tổng số 17 FTA đã ký kết và đang đàm phán, 55 đối tác FTA trên thế giới, cùng với chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp diễn.

Do vậy, việc ứng phó với gian lận thương mại, gian lận xuất xứ thời gian tới ngày càng cam go, quyết liệt. Và cũng vì thế, việc tổ chức, vận hành bộ máy của  lực lượng quản lý thị trường vẫn tiếp tục cần được quan tâm củng cố, kiện toàn lại theo hướng chính quy, tinh nhuệ hơn để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Quyên Lưu (Biên tập)
Tạp chí Công Thương

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc