DetailController

Cơ quan QLTT thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật như thế nào?

Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2020/NĐ-CP ngày 05/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được hiểu như thế nào?

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Đây là một nhiệm vụ mới, có tính phức tạp, phạm vi rộng có liên quan đến tổ chức và hoạt động của tất cả các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương. Vì vậy, để công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được triển khai có hiệu quả, việc nghiên cứu, hoàn thiện thể chế về theo dõi thi hành pháp luật vẫn là yêu cầu cấp thiết.

Do đó, ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP nhằm góp phần nâng cao hơn nữa nhận thức về tầm quan trọng của công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong việc quản lý Nhà nước và xã hội; khẳng định vị trí, vai trò của công tác này trong hoạt động của bộ máy Nhà nước ở cả trung ương và địa phương; từng bước củng cố, kiện toàn các cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật; đảm bảo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật là là một kênh thông tin nhạy bén trong việc đánh giá, phản biện đối với các chính sách.

Cơ quan QLTT các cấp thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật với như thế nào?

Cơ quan QLTT là một trong các cơ quan thi hành pháp luật, có thẩm quyền kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân trong kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại và lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

Như vậy, phạm vi và trách nhiệm của cơ quan QLTT trong thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật là: Theo dõi tình hình thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính tại địa bàn, lĩnh vực được giao. Ngoài ra, tùy theo tình hình thực tế của đất nước, mà thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật các lĩnh vực khác khi được Chính phủ giao.

Điển hình, vào giữa tháng 3/2020, khi tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tại một số tỉnh thành có hiện tượng người dân mua hàng tích trữ; các mặt hàng thiết yếu, nhất là các thiết bị y tế được thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; gia tăng tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các mặt hàng thiết yếu trong phòng, chống dịch bệnh.

Trước tình hình đó, Chính phủ giao lực lượng QLTT thực hiện nhiệm vụ theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phòng, chống dịch COVID-19. Trong phạm vi quản lý Nhà nước của mình, các Đội QLTT giám sát chặt chẽ địa bàn, kiểm tra, xử lý nghiêm, kịp thời hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa trên thị trường để mua vét, mua gom hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán hàng hóa bất hợp lý đối với hàng hóa thiết yếu. Xử lý kịp thời theo quy định pháp luật, kể cả xử lý hình sự đối với các hành vi lợi dụng tình hình khan hiếm hàng hóa do dịch bệnh để sản xuất, kinh doanh, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng kém chất lượng là hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch và chữa bệnh.

Căn cứ vào đối tượng áp dụng và phạm vi điều chỉnh được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP, cơ quan QLTT các cấp chỉ thực hiện việc báo cáo công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và theo dõi tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính theo chế độ định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Bộ Công thương. Báo cáo nêu những vướng mắc, bất cập phát sinh trong thực tiễn triển khai thi hành pháp luật và kiến nghị các giải pháp khắc phục, tháo gỡ để nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Một số nội dung về theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP và được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng

Điều 2 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định đối tượng chịu trách nhiệm theo dõi tình hình thi hành pháp luật là các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp.

Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật

Nguyên tắc theo dõi tình hình thi hành pháp luật được quy định tại Điều 4 Nghị định 59/2012/NĐ-CP như sau:

- Khách quan, công khai, minh bạch.

- Thường xuyên, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm.

- Kết hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo lĩnh vực và theo địa bàn.

- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật; không trùng lắp, chồng chéo với các hoạt động thuộc phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước đã được pháp luật quy định.

- Huy động sự tham gia của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và nhân dân.

Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Chính phủ được quy định thế nào?

Dư luận xã hội và các thông tin phản ánh từ các tổ chức, cá nhân về tình hình thi hành pháp luật có những đóng góp quan trọng, tích cực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, cũng như bảo đảm cho pháp luật được thực hiện pháp luật một cách nghiêm minh, thống nhất.

Thực tiễn hiện nay, công tác theo dõi thi hành pháp luật chủ yếu được thực hiện bởi các cơ quan Nhà nước, trong khi đây là công việc phức tạp, có phạm vi rộng với khối lượng lớn. Điều này đã làm cho mức độ đáp ứng yêu cầu công việc đặt ra còn nhiều hạn chế và kết quả của công tác theo dõi thi hành pháp luật chưa thật sự bảo đảm tính khách quan, chính xác. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác theo dõi thi hành pháp luật, cần phải có đội ngũ cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Điều 6 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP quy định:

- Các tổ chức, cá nhân có quyền tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

- Quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật:

+ Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

+ Các tổ chức quy định tại khoản 3 Điều này được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

+ Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp lu ật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Ảnh minh họa (Nguồn: Internet)

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật bao gồm những nội dung gì?

Điều 7 Nghị định số 59/2012/NĐ-CP quy định: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá các nội dung sau đây:

- Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật;

- Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật;

- Tình hình tuân thủ pháp luật.

Việc xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Chính phủ được quy định ra sao?

Điều 11 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP quy định việc xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của Chính phủ, cụ thể:

- Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương mình, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 01 để theo dõi, tổng hợp.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.

Quy định về việc kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành
Điều 12 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP quy định về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật, trong đó nhấn mạnh trách nhiệm của các Bộ, Ngành, địa phương đối với hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành:

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi trách nhiệm được quy định tại Điều 5 Nghị định này nhằm kịp thời phát hiện khó khăn, vướng mắc, hạn chế trong thi hành pháp luật và khiếm khuyết, bất cập của hệ thống pháp luật.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng kiểm tra có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của cơ quan tiến hành kiểm tra theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành:

+ Căn cứ vào Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật do Thủ tướng Chính phủ ban hành, Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành;

+ Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành phải nêu rõ nội dung, kế hoạch làm việc của đoàn kiểm tra, thành phần đoàn kiểm tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra. Quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành được thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra chậm nhất là 07 ngày làm việc, trước ngày bắt đầu tiến hành kiểm tra;

+ Cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng được kiểm tra báo cáo bằng văn bản, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra; giải trình những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra liên ngành. Đoàn kiểm tra liên ngành xem xét, xác minh, kết luận về những vấn đề thuộc nội dung kiểm tra;

+ Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra liên ngành phải có văn bản thông báo kết luận kiểm tra gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân được kiểm tra.

Kết luận kiểm tra phải có các nội dung cơ bản sau đây: nhận xét, đánh giá về những kết quả đạt được; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại hạn chế trong thi hành pháp luật; kiến nghị thực hiện các biện pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật; kiến nghị việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với sai phạm (nếu có) của cơ quan, đơn vị, người có thẩm quyền thi hành pháp luật.

Kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải đảm bảo nội dung nào?

Điều 12 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Bộ Tư pháp và các Bộ, Ngành, địa phương trong kiểm tra công tác quản lý Nhà nước về theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

- Việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Chế độ báo cáo được quy định như thế nào?

Điều 15, Điều 16, Điều 17 của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 32/2020/NĐ-CP quy định rõ về trách nhiệm xây dựng, thời hạn báo cáo:

- Bộ Tư pháp: Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.”

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

 - UBND các cấp: Hằng năm UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

UBND cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

Nghị định số 32/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020./.

Nguyễn Thị Lan Đài (Phòng TT-PC)
Cục QLTT An Giang

ViewLink

Chi Cục Quản lý thị trường
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Chi Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Chi Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Chi Cục QLTT TP. Hải Phòng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Chi Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Chi Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Chi Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Chi Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Chi Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Chi Cục QLTT tỉnh An Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Chi Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Chi Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Chi Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Chi Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Chi Cục QLTT TP Cần Thơ
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Chi Cục QLTT tỉnh Bình Định
Chi Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Chi Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Chi Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Chi Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Chi Cục QLTT tỉnh Long An
Chi Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Chi Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Chi Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Chi Cục QLTT tỉnh Sơn La
Chi Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Chi cục QLTT Thành phố Huế
Chi Cục QLTT tỉnh BR - VT
Chi Cục QLTT tỉnh Nam Định
Chi Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Chi Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Chi Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Chi Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Chi Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Chi Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Chi Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Chi Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Chi cục QLTT TP. Hà Nội
Chi cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc