DetailController

Hà Tĩnh với công tác thông tin truyền thông

Để các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về Công tác QLTT đi vào thực tiễn thì thông tin truyền thông tại cơ sở đóng một vai trò then chốt

Thông tin truyền thông luôn có tính 2 mặt, nếu thông tin hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội; nhất là những đối tượng người dân vùng sâu vùng xa, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp, không có khả năng chắt lọc thông tin. Ngược lại nếu thông tin truyền thông mang tính tích cực có tác dụng tuyên truyền vận động thì tăng thêm niềm tin của người dân, cộng đồng doanh nghiệp đối với Đảng và Nhà nước.

Trong công tác Quản lý nhà nước, nhất là việc thực hiện đường lối, chủ trương và đưa chính sách pháp luật vào cuộc sống, thì công tác thông tin truyền thông bao giờ cũng được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các cấp, các ngành đều phải quan tâm thực hiện. Có thể khẳng định, nếu công tác thông tin truyền thông tốt sẽ làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động; cộng đồng doanh nghiệp, người dân có biết và hiểu thì mới ủng hộ và tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Theo số liệu của Tổng cục QLTT - Bộ Công Thương, hàng năm lực lượng QLTT cả nước kiểm tra và xử lý trên 90.000 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách gần 670 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy hơn 120 tỷ đồng. Để đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng ngừa, giảm thiểu các vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại dịch vụ, Tổng cục trưởng Tổng Cục QLTT đã xác định thông tin truyền thông là một trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt. Trong thời gian qua, Cục QLTT Hà Tĩnh đã rất chú trọng vào công tác thông tin truyền thông, phản ánh nhanh nhạy và kịp thời các chính sách cũng như các vấn đề dư luận quan tâm. Lãnh đạo Cục cũng quan tâm hàng ngày các vấn đề của lực lượng QLTT cả nước nói chung và Hà Tĩnh nói riêng được nêu trên báo chí và yêu cầu cán bộ công chức coi hoạt động thông tin báo chí là hoạt động chuyên môn của đơn vị mình. Tuy nhiên, công tác thông tin truyền thông vẫn còn một số hạn chế như chưa chủ động trong việc cung cấp thông tin nên khó tránh được những bình luận trái chiều, nhiều khi còn e ngại khi tiếp xúc với báo chí, số liệu thông tin vẫn còn chưa kịp thời, nguồn nhân lực làm công tác thông tin tuyên truyền ở các phòng các đội còn hạn chế về số lượng cũng như chuyên môn, kinh nghiệm, chủ yếu là kiêm nhiệm, nhiều việc, không được đào tạo chuyên sâu về kỹ năng thông tin, truyền thông, quỹ thời gian làm công tác thông tin, truyền thông rất hạn hẹp... ảnh hưởng đến chất lượng, số lượng các hoạt động thông tin, truyền thông. Cơ sở vật chất, trang thiết bị thông tin, truyền thông của đơn vị nhìn chung còn nghèo nàn, lạc hậu. Trong khi nền kinh tế và khoa học công nghệ đang phát triển nhanh chóng, các phương tiện chủ yếu để thông tin của đơn vị hiện nay vẫn là điện thoại, cổng thông tin điện tử … nên tính cập nhật thông tin chưa cao; kinh phí cho công tác thông tin tuyên truyền còn hạn chế; đa số các chủ cơ sở sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng chưa nắm được kiến thức cơ bản về pháp luật cũng như trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của mình. Cộng với đó là tâm lý chạy theo lợi nhuận đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc chấp hành pháp luật. Người tiêu dùng còn chủ quan chưa biết tự bảo vệ chính mình.... Chính vì vậy, trong thời gian tới, Cục sẽ phối hợp chặt chẽ cùng các đơn vị nâng cao hiệu quả công tác thông tin truyền thông phản ánh được chính xác, kịp thời chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Chính phủ tạo sự đồng thuận của xã hội, nhằm thay đổi hình ảnh của lực lượng QLTT ngày càng thân thiện hơn, góp phần nâng cao vai trò vị thế của lực lượng thì cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về pháp luật kinh doanh thương mại dịch vụ và các văn bản hướng dẫn thi hành đặc biệt là các chính sách, quy định của nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – nhấn mạnh thông tin truyền thông về quyền và trách nghiệm, nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia sản xuất, kinh doanh các biện pháp phòng ngừa, nhận diện, đánh giá nguy cơ rủi ro về gian lận thương mại cho cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

- Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho công chức làm công tác thông tin tuyên truyền ở các phòng, các đội QLTT về kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ công tác thông tin truyền thông; đào tạo, mở rộng phát triển đội ngũ tình nguyện viên, tuyên truyền viên tại cơ sở để tạo sức lan tỏa sâu rộng và chính họ mới là lực lượng thường xuyên, dễ tiếp cận nhất với tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng.

- Đổi mới về hình thức nội dung thông tin truyền thông đảm bảo dễ tiếp cận và phù hợp với đặc điểm tình hình của các tổ chức cá nhân sản xuất kinh doanh và người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn lực nhân lực sẵn có để thực hiện. Đồng thời bố trí đủ kinh phí tăng cường cơ sở vật chất cho công tác thông tin truyền thông.

- Đẩy mạnh sử dụng các phương tiện truyền thông đại chúng (phát thanh, internet, mạng xã hội và các công cụ số), ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin  trong công tác thông tin truyền thông. Quan tâm truyền thông về các tấm gương, mô hình điển hình về công tác QLTT, nhằm nhân rộng phong trào thi đua về chấp hành pháp luật kinh doanh thương mại dịch vụ trong cộng đồng doanh nghiệp; Đồng thời kịp thời phản ánh, công khai các vi phạm về pháp luật kinh doanh thương mại dịch vụ trên các phương tiện thông tin đại chúng đảm bảo tính răn đe các đối tượng vi phạm.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan QLTT với các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan thông tin, truyền thông, các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội; Đổi mới theo hướng đa dạng và đan xen các nội dung, hình thức tuyên truyền.

- Xây dựng chuyên trang, chuyên đề về lĩnh vực quản lý thị trường phát định kỳ trên Đài phát thanh - truyền hình, báo trung ương và địa phương….ban hành quy chế thực hiện công tác thông tin truyền thông, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên thường xuyên theo dõi cập nhật một cách kịp thời và đầy đủ.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế tiếp công dân tại trụ sở cơ quan đơn vị theo đúng định kỳ.

Cục QLTT Hà Tĩnh tiếp tục cam kết tăng cường, đẩy mạnh sự chủ động trong công tác cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời, công khai, minh bạch cho báo chí; nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động, sáng tạo và kịp thời phản ứng trước những vấn đề của lực lượng được dư luận, báo chí quan tâm và các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của đơn vị; nhằm từng bước đáp ứng được niềm tin, kỳ vọng của Chính phủ và người dân đối với lực lượng QLTT.

Một số hình ảnh

 

 

Nguyễn Thừa Đoàn
Cục QLTT Hà Tĩnh

ViewLink

63 CỤC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG
Cục QLTT tỉnh An Giang
Cục QLTT tỉnh Bạc Liêu
Cục QLTT tỉnh Bắc Ninh
Cục QLTT tỉnh Bến Tre
Cục QLTT tỉnh Bình Định
Cục QLTT tỉnh Bình Dương
Cục QLTT tỉnh Bình Phước
Cục QLTT tỉnh Bình Thuận
Cục QLTT tỉnh Cà Mau
Cục QLTT tỉnh Cần Thơ
Cục QLTT tỉnh Đắk Lắk
Cục QLTT tỉnh Đắk Nông
Cục QLTT tỉnh Đồng Nai
Cục QLTT tỉnh Đồng Tháp
Cục QLTT tỉnh Gia Lai
Cục QLTT tỉnh Hà Nam
Cục QLTT tỉnh Hà Tĩnh
Cục QLTT tỉnh Hải Dương
Cục QLTT tỉnh Hậu Giang
Cục QLTT tỉnh Bắc Giang
Cục QLTT tỉnh Hoà Bình
Cục QLTT tỉnh Khánh Hoà
Cục QLTT tỉnh Kiên Giang
Cục QLTT tỉnh Kon Tum
Cục QLTT tỉnh Lâm Đồng
Cục QLTT tỉnh Long An
Cục QLTT tỉnh Nghệ An
Cục QLTT tỉnh Ninh Bình
Cục QLTT tỉnh Ninh Thuận
Cục QLTT tỉnh Phú Thọ
Cục QLTT tỉnh Phú Yên
Cục QLTT tỉnh Hưng Yên
Cục QLTT tỉnh Quảng Bình
Cục QLTT tỉnh Quảng Nam
Cục QLTT tỉnh Quảng Ngãi
Cục QLTT tỉnh Quảng Ninh
Cục QLTT tỉnh Quảng Trị
Cục QLTT tỉnh Sóc Trăng
Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh
Cục QLTT TP. Hải Phòng
Cục QLTT tỉnh Lai Châu
Cục QLTT tỉnh Hà Giang
Cục QLTT tỉnh Điện Biên
Cục QLTT tỉnh Cao Bằng
Cục QLTT tỉnh Bắc Kạn
Cục QLTT tỉnh Tiền Giang
Cục QLTT tỉnh Thanh Hoá
Cục QLTT tỉnh Thái Bình
Cục QLTT tỉnh Nam Định
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Phúc
Cục QLTT tỉnh BR - VT
Cục QLTT TP. Đà Nẵng
Cục QLTT TP. Hà Nội
Cục QLTT tỉnh Vĩnh Long
Cục QLTT tỉnh Tây Ninh
Cục QLTT tỉnh Trà Vinh
Cục QLTT tỉnh Yên Bái
Cục QLTT tỉnh Tuyên Quang
Cục QLTT tỉnh Thái Nguyên
Cục QLTT tỉnh Sơn La
Cục QLTT tỉnh Lào Cai
Cục QLTT tỉnh Lạng Sơn
Cục QLTT tỉnh Thừa Thiên Huế
Tổng Cục Quản lý thị trường
Bộ Công Thương